Mô hình đề xuất:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 101)

Dựa trên các nguyên tắc của ATVSDBĐĐTV, nguyên tắc phân tích mối nguy an toàn thực phẩm, quản lý ATVSDBĐTV là quản lý các mối nguy có khả năng xuất hiện trong chuỗi sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm. Dựa trên chủng loại thực phẩm, quá trình sản xuất, chế biến, có thể phẩn loại thực phẩm và các công đoạn sản xuất như sau:

+ Về chủng loại thực phẩm, bao gồm thực phẩm có nguồn gốc động, thực vật (thịt, thủy sản, rau, củ quả…); thực phẩm phi động, thực vật, (nước uống đóng chai, phụ gia thực phẩm công nghiệp…); thực phẩm hỗn hợp (có một phần có nguồn gốc động, thực vật).

+ Công đoạn sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm có thể xuất hiện các mối nguy được chia làm hai công đoạn chính bao gồm: công đoạn sản xuất nông nghiệp và công đoạn sơ chế ban đầu (thu hoạch, sơ chế, giết mỗ, phân loại), tại công đoạn này có khả năng xuất hiện nhóm các mối nguy có cùng tính chất, cu thể là về dịch bệnh động, thực vật, kim loại nặng, hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, tạp nhiễm vi sinh vật; công đoạn chế biến tinh, bảo quản, tiêu dùng thực phẩm, tại công đoạn này có khả năng xuất hiện các nhóm các mối nguy tạp nhiễm vi sinh vật, hóa chất bảo quản, phụ gia thực phẩm không an toàn.

Trên cơ sở lý luận trên, mô hình phân công thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV đề xuất như sau:

Ở Trung ương

+ Bộ Y tế là cơ quan của Chính Phủ thực hiện chức năng QLNN chung về ATTP và QLNN về ATTP trực tiếp đối với các phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm phi động, thực vật, thực phẩm có nguồn gốc

động thực vật, thực phẩm hỗn hợp từ công đoạn chế biến tinh, lưu thông, tiêu dùng (hoặc đã được kiểm dịch động, thực vật, kiểm soát dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh), quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Bộ NNPTNT thực hiện chức năng QLNN về ATTP đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản; quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật, thực phẩm hỗn hợp chưa qua kiểm dịch, kiểm soát dư lượng; QLNN về sản xuất nông nghiệp.

+ Không giao Bộ Công thương thực hiện chức năng QLNN về ATTP đối với rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.

Ở địa phương

+ Sở Y tế, Sở NNPTNT, phòng Y tế, phòng NNPTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV như theo phân công như trên, không giao chức năng QLNN về ATVSDBDTV.

+ Tương tự như trên không giao Sở Công Thương và Phòng Công Thương thực hiện chức năng QLNN về ATTP.

Đối với ngành NNPTNT phải thống nhất các cơ quan QLNN về sản xuất nông nghiệp và ATTP giữa Trung ương (các cục chuyên ngành thuộc Bộ NNPTNT) và địa phương (các chi cục chuyên ngành thuộc Sở NNPTNT) trên cơ sở sáp nhập các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp nhằm đảm bảo hệ thống cơ quan QLNN tinh gọn, thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể là sáp nhập Cục Thú y và Cục chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật và Cục trồng trọt, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Sơ đồ 3.1: Mô hình đề xuất tổ chức bộ máy QLNN về ATVSDBĐTV

Làm rõ mô hình hoạt động của các cơ quan QLNN và đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATVSDBĐTV. Như đã phân tích tại chương 2, thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV ngoài các Bộ, ngành Trung ương còn cơ các cơ quan QLNN, đơn vị sự nghiệp (kỹ thuật, dịch vụ) hoạt động trong lĩnh vực ATVSDBĐTV. Hiện nay đang tồn tại một số dạng mô hình sau:

+ Một là cơ quan chỉ thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV;

+ Hai là cơ quan QLNN trong đó có đơn vị sự nghiệp trực thuộc;

CHÍNH PHỦ UBND CẤP UBND CẤP TỈNH UBND CẤP HUYỆN BỘ Y TẾ SỞ Y TẾ PHÒNG Y TẾ BỘ NN PTNT PHÒNG NN PTNT SỞ NN PTNT ĐV HC- ĐVSN ĐV HC- ĐVSN ĐV HC- ĐVSN ĐV HC- ĐVSN UBND CẤP

+ Ba là cơ quan QLNN vừa hoạt động sự nghiệp về lĩnh vực ATVSDBĐTV, hoặc cá biệt trường hợp đơn vị sự nghiệp lại thực hiện chức năng QLNN về ATTP (Trung tâm y tế dự phòng quận huyện phân công trách nhiệm QLNN về lĩnh vực ATTP).

Do vậy, từng bước tách các đơn vị hoạt động sự nghiệp ra khỏi các cơ quan QLNN và xã hội hoá loại hình này, điều chỉnh sửa đổi các quy định các đơn vị sự nghiệp không thực hiệc chức năng QLNN. Cụ thể như:

+ Đối với ngành y tế, cần làm rõ trách nhiệm giữa Phòng y tế và Trung tâm y tế dự phòng quận huyện về trách nhiệm QLNN, thanh tra, kiểm tra về ATVSTP.

+ Đối với ngành NNPTNT cần tách hoạt động sự nghiệp và chức năng QLNN của các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ NNPTNT và Chi cục chuyên ngành thuộc Sở NNPTNT.

3.2.2. Hệ thống hóa các văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật dịch bệnh động thực vật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 101)