Lý do đề xuất: Hệ thống văn bản QLNN về tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp càng rành mạch thì cơ cấu tổ chức của bộ máy các cơ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 99)

công, phân cấp càng rành mạch thì cơ cấu tổ chức của bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước các cấp càng rõ ràng, gọn nhẹ. Thiếu các quy định cụ thể, khoa học trong việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ trong hoạt động QLNN của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo và dẫn đến bộ máy hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả.

Luật An toàn thực phẩm (2010) có nhiều bước tiến so với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2002), Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã khắc phục được tình trạng quy định chung chung, không phân định rõ trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương trong QLNN về ATTP so với các văn bản trước đây, phân công tương đối hợp lý trách nhiệm QLNN về ATTP cho Bộ Y tế, Bộ NNPTNT. Đối với trách nhiệm QLNN về sản xuất nông nghiệp thuộc Bộ NNPTNT thay vì là hai Bộ NNPTNT và Bộ Thủy sản. Tuy nhiên, việc phân công lại quá chi tiết, quá cụ thể và chưa thật sự khoa học, chưa dựa trên cơ sở của phương pháp phân tích mối nguy an toàn thực phẩm và các nguyên tắc của ATVSDBĐTV. Do vậy, hiện nay vẫn còn có những mảng giao thoa giữa

các Bộ, ngành chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý, hay vẫn còn chồng chéo trong quản lý, ví dụ:

+ Bộ NNPTNT quản lý chế biến đối với sản phẩm rau, củ, quả; Bộ Công Thương quản lý chế biến đối với sữa chế biến, vậy các sản phẩm thực phẩm hỗn hợp như: “ sữa trái cây” chưa xác định được đơn vị quản lý. Hơn nữa hiện nay, các văn bản sửa đổi, bổ sung việc phân cấp trách nhiệm QLNN về ATTP và sản xuất nông nghiệp giữa Trung ương và địa phương chưa được ban hành. Do vậy cần phải thống nhất thẩm quyền QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương.

+ Hoặc chức năng QLNN về ATTP đối với các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo thuộc Bộ Công Thương là vẫn còn chồng chéo giữa Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT và chưa khoa học. Điều này xuất phát từ việc từ trước đến nay các Doanh nghiệp nhà nước về công nghiệp nhẹ như rượu bia, nước giải khát, dầu ăn, bánh kẹo trực thuộc Bộ Công nghiệp và sau này là Bộ Công Thương và Bộ Công Thương được xem đương nhiên thực hiện chức năng QLNN về ATTP đối với các loại sản phẩm này. Điều này hiện nay không còn phù hợp với các nguyên tắc quản lý về ATVSDBĐTV và phương pháp phân tích mối nguy ATTP.

Đối với quy định phân cấp trách nhiệm QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV giữa Trung ương và địa phương, hiện tản mạn tại nhiều văn bản khác nhau và chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành. Tình trạng phân cấp trách nhiệm QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV giữa Trung ương và địa phương chưa rõ ràng, cơ quan Trung ương thường ôm đồm, sa vào những công việc sự vụ.

Do vậy cần thống nhất phân cấp và phân cấp mạnh mẽ cho địa phương trên nguyên tắc, cơ quan QLNN cấp trung ương quản lý các vấn đề mang tính

vĩ mô theo quy định của luật. Việc phân công dựa phải theo nguyên tắc khoa học trên cơ sở phương pháp phân tích mối nguy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 99)