Tính thực tiển, khả thi: Nhiều văn bản chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ nên khi ban hành những văn bản đó thiếu tính khả thi, thiếu tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 79)

giá đầy đủ nên khi ban hành những văn bản đó thiếu tính khả thi, thiếu tính thực tiễn dẫn đến hệ quả không triển khai thực hiện được và bắt buộc phải có văn bản điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ví dụ:

+ Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, tại điều 5 quy định thẩm quyền kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đối với các cơ sở do quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, hay UBND xã không có đội ngũ chuyên môn và trang thiết bị chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ.

Do vậy ngày 02/8/2011, Bộ NNPTNT ban hành thông tư 53/2011/TT- BNNPTNT để sửa đổi bổ sung lại điều khoản trên và giao Sở NNPTNT tổ chức thực hiện.

+ Hoặc Quyết định 56/2008/QĐ-BNNPTNT ban hành quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững quy định các điều kiện để được công nhận của cơ sở nuôi thủy sản không phù hợp với phần lớn cơ sở nuôi thủy sản theo mô hình nhỏ lẻ tại Việt Nam do vậy đến nay không có khả năng áp dụng rộng rãi.

Việc ban hành văn bản chưa thật sự theo hệ thống, phần lớn mang tính đối phó với các vấn đề mới phát sinh trong QLNN về lĩnh vực

ATVSDBĐTV. Do đó, làm cho hệ thống văn bản quản lý trở nên manh múm, vụn vặt, ví dụ:

+ Quyết định số 38/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng Y tế về “Quy định mức giới hạn tối đa của melamin nhiễm chéo trong thực phẩm; Quyết định 2204/QĐ-BYT ngày của Bộ trưởng Bộ Y tế “quy định tạm thời về mức giới hạn về DEHP trong thực phẩm.

+ Hoặc thông tư số 20/2010/TT- BNNPTNT bổ sung hoạt chất Trifluralin vào danh mục cấm sử dụng…đều được ban hành mang tính tình thế.

Với những điều được phân tích và chứng minh, có thể cắt nghĩa được vì sao hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV trở nên manh mún, cồng kềnh, đồ sộ, khó quản lý và sử dụng.

Đối với văn bản chuyên ngành, mặc dù theo Nghị định của Chính phủ số 110/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư và nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 110/2004/NĐ-CP quy định: “các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.”, Tuy nhiên, hiện nay các hình thức văn bản chuyên ngành về lĩnh vực ATVSDBĐTV do các Bộ tự quy định tại các VBQPPL có nội dung về thủ tục hành chính có liên quan.

Bên cạnh đó, cũng còn tình trạng một số cơ quan QLNN chuyên ngành trực thuộc các Bộ ban hành văn bản hành chính lại chứa đựng các VBQPPL, ví dụ:

+ Quyết định số 187/QĐ-CN-TACN ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi ban hành Quy chế đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi;

+ Hoặc Hướng dẫn 212 /HD-TT-ĐPB của Cục Trồng trọt thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)