dạng như: các loại giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; chứng chỉ hành nghề thú y, bảo
vệ thực vật; biên bản kiểm tra…Theo Nghị định của Chính phủ số 110/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Vậy, hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV là một tập hợp những văn bản hình thành trong hoạt động các cơ quan QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời có quan hệ nhất định về mặt pháp lý hoặc theo một đặc trưng nào đó. Bởi vì:
Văn bản có thể trở thành các yếu tố của hệ thống theo chiều ngang, tức là dù được hình thành thế nào, thuộc thang bậc pháp lý nào cũng đều căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, và theo chiều dọc, tính thứ bậc tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành.[8, tr.24]
Trên cơ sở lý thuyết hệ thống và lý luận chung về hệ thống VBQLNN, thì cấu trúc của hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV gồm: cấu trúc dọc và cấu trúc ngang.
1.2.2.1. Hệ thống cấu trúc dọc
Hệ thống cấu trúc dọc của VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV thể hiện rõ nhất chính là hệ thống cấu trúc của các VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV do các cơ quan QLNN cấp trung ương ban hành.
Hệ thống này có cấu trúc rất chặt chẽ, giữa các văn bản có mối ràng buộc lẫn nhau, các văn bản cấp dưới không được trái văn bản cấp trên. Hệ thống VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý cho các hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực ATVSDBĐTV, là cơ sở cho việc hình thành tổ chức bộ máy QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ Trung ương đến địa phương, quy định các tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm, các thủ tục hành chính, giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan QLNN và tổ chức, công dân.
Phân tích hệ thống cấu trúc dọc của VBQPPL nói chung, hay hệ thống VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV trong giai đoạn 2006-2011, có sự thay đổi như sau:
- Từ năm 2006 đến 31/12/2008, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2002), hệ thống cấu trúc dọc của hệ thống VBQPPL của các cơ quan QLNN cấp trung ương bao gồm:
1. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
2. Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Từ ngày 01/01/2009 đến nay, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008), hệ thống cấu trúc dọc của hệ thống VBQPPL của các cơ quan QLNN cấp trung ương bao gồm:
1. Nghị định của Chính phủ.
2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008),
- Nghị định Chính phủ: quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm
quyền của Chính phủ; quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.