Hình thành hệ thống quy phạm để quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 46)

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ

2.1.1. Hình thành hệ thống quy phạm để quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

2.1.1. Hình thành hệ thống quy phạm để quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

2.1.1.1. Ban hành quy phạm quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

Để đảm bảo ATTP thì không chỉ quan tâm đến việc quản lý trực tiếp đối với sản phẩm thực phẩm và quá trình chế biến, bảo quản chúng. Bởi vì các mối nguy gây mất ATTP có thể xuất hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm từ khâu chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh thực phẩm. Do đó, đòi hỏi việc quản lý phải được thực hiện xuyên suốt quá trình của chuỗi cung cấp thực phẩm từ khâu sản xuất cho đến kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích mối nguy đối với an toàn thực phẩm. Hay nói cách khác là phải quản lý toàn bộ những nội dung liên quan đến ATVSDBĐTV, bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, các quy định do cơ quan QLNN có thẩm quyềnban hành và tiêu chuẩn do các tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

Năm 2002, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đầu tiên của nước ta được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2001); Pháp lệnh Thú y (2004); Pháp lệnh giống vật nuôi (2004); Pháp lệnh giống cây trồng (2004) bước đầu tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV ở nước ta. Tuy nhiên trong giai đoạn này,

hệ thống VBQLNN về ATTP và VBQLNN về sản xuất nông nghiệp còn thiếu khá nhiều vẫn chưa gắn kết chặt chẽ.

Thực hiện các cam kết trên lộ trình gia nhập WTO, số lượng văn bản QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được các cơ quan QLNN có thẩm quyền cấp Trung ương điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và ban hành với số lượng lớn nhằm hoàn thiện hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV, hài hòa với các quy định của WTO mà đặc biệt là Hiệp định ATVSDBĐTV. Các VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV dựa trên cơ sở pháp lý của các Luật và Pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội như: Luật Thủy sản (2003); Luật Thanh tra (2004); Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (2006); Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007); Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2002); Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2001), Pháp lệnh Thú y (2004), Pháp lệnh giống vật nuôi (2004), Pháp lệnh giống cây trồng (2004) và đặc biệt là Luật An toàn thực phẩm (2010) thay thế Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2002) được Quốc hội khóa XII thông qua đã góp phần hoàn thiện hệ thống VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV.

Như vậy, theo lý thuyết hệ thống thì với cấu trúc dọc, các VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ năm 2006 đến nay do các cơ quan QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV ở Trung ương ban hành bao gồm:

- Văn bản do Chính phủ ban hành gồm có 26 văn bản (26 Nghị định); - Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm có 06 văn bản (4 Quyết định, 2 Chỉ thị );

- Văn bản do Bộ Y tế ban hành gồm có 60 văn bản (14 Quyết định, 46 Thông tư);

- Văn bản do Bộ NNPTNT ban hành gồm có 375 văn bản (153 Quyết định, 217 Thông tư, 5 Chỉ thị );

- Văn bản do Bộ Thủy sản ban hành gồm có 12 văn bản (11 Quyết định, 1 Thông tư);

- Văn bản do Bộ Công Thương ban hành gồm có 6 văn bản ( 6 thông tư);

- Văn bản do các Bộ và cơ quan ngang Bộ phối hợp ban hành gồm có 7 thông tư liên tịch.

Bảng 2.1: Số lượng VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV theo hệ thống cấu trúc dọc do các cơ quan QLNN ở Trung ương ban hành

giai đoạn 2006 -2012 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TC Chính phủ NQ 0 0 0 - - - - 0 NĐ 04 05 05 03 04 02 03 26 TC 04 05 05 03 04 02 03 26 Thủ tướng Chính phủ QĐ 01 01 0 01 01 0 0 04 CT 01 01 - - - - - 02 TC 02 02 - 01 01 - - 06 Bộ Y tế QĐ 04 07 02 - - 01 - 14 CT - - - - - - - - TT - 01 - 01 26 11 07 46 TC 04 08 02 01 26 12 07 60 Bộ NN PTNT QĐ 49 45 59 - - - - 153 CT 04 01 - - - - - 05 TT 1 2 - 58 54 62 40 217 TC 54 48 59 58 54 62 40 375 Bộ Thủy sản QĐ 05 06 - - - - - 11 CT - - - - - - - - TT 01 - - - - - - 01 TC 06 06 - - - - - 12

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TC Bộ Bộ Công thương QĐ - - - - - - - - CT - - - - - - - - TT - - 02 - 03 - 01 06 TC - - 02 - 03 - 01 06 Liên Bộ 02 - 04 - - 01 - 07 72 69 72 63 88 77 51 492

(nguồn: do tác giả thống kê) Và xét theo hệ thống cấu trúc ngang hay theo đối tượng quản lý thì bao gồm hệ thống VBQPPL về ATTP và hệ thống VBQPPL về sản xuất nông nghiệp.

Đối với hệ thống VBQPPL về ATTP bao gồm:

- Hệ thống VBQPPL về tiêu chuẩn ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm (cụ thể là các chỉ tiêu vi sinh vật, dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…); điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hệ thống này gồm 79 văn bản (4 văn bản của Chính Phủ, 2 văn bản của Thủ tướng Chính phủ, 35 văn bản của Bộ Y tế, 6 văn bản của Bộ Công Thương, 28 văn bản của Bộ NNPTNT, 3 văn bản của Bộ Thủy sản, 01 văn bản liên bộ);

- Hệ thống VBQPPL về ATTP đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao gồm 15 văn bản của Bộ Y tế;

- Hệ thống VBQPPL về thực phẩm biến đổi gien, bao gồm 06 văn bản (1 của Chính Phủ, 05 của Bộ NNPTNT)

- Hệ thống VBQPPL quy định điều kiện sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm gồm 10 văn bản (02 của Bộ Y tế và 8 văn bản của Bộ NNPTNT;

- Hệ thống VBQPPL về ATTP đối với dụng cụ, bao gói chứa đựng thực phẩm gồm 2 văn bản của Bộ Y tế.

Đối với hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bao gồm:

- Hệ thống VBQPPL về sản xuất nông nghiệp an toàn gồm 13 văn bản (12 văn bản của Bộ NNPTNT, 01 văn bản của Bộ Thủy sản);

- Hệ thống VBQPPL về quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi gồm 54 (Chính phủ 2 văn bản, Bộ NNPTNT 52 văn bản)

- Hệ thống VBQPPL về quản lý vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất dùng trong nông nghiệp) gồm 169 văn bản (Chính phủ 2 văn bản, Bộ NNPTNT 161 văn bản, Bộ Thủy sản 06 )

- Hệ thống QPPL về kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh động, thực vật gồm 66 văn bản (Chính phủ 2 văn bản, Bộ NNPTNT 62 văn bản, Bộ Thủy sản 02 ).

Ngoài ra trong hệ thống VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV còn hệ thống văn bản phụ bao gồm: 01 văn bản của Bộ NNPTNT về quảng cáo thực phẩm, vật tư nông nghiệp; 01 văn bản của Bộ NNPTNT về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản; 02 văn bản của Bộ NNPTNT về ghi nhãn vật tư nông nghiệp; 02 văn bản của Bộ NNPTNT về quy định mẫu văn bản chuyên ngành.

Bảng 2.2: Văn bản QPPL do các cơ quan QLNN ban hành theo hệ thống cấu trúc ngang (theo đối tượng quản lý)

giai đoạn 2006-2012 Chính phủ Thủ tướng Bộ Y tế Bộ Công thương Bộ Nông nghiệp Bộ Thủy sản Liên Bộ

Chính phủ Thủ tướng Bộ Y tế Bộ Công thương Bộ Nông nghiệp Bộ Thủy sản Liên Bộ An toàn thực phẩm TC 04 02 35 06 28 3 01 TC, QC - - 22 - 7 1 - KTCN - - 14 6 21 2 - Phụ gia thực phẩm TC - - 15 - - - - TC,QC - - 14 - - - - KTCN - - 01 - - - - Thực phẩm

biến đổi gen

TC 01 - - - 05 - -

TC,QC - - - - 3 - -

KTCN - - - - 2 - -

Điều kiện vệ sinh cơ sở sơ chế, giết mỗ, chế biến kinh doanh thực phẩm TC - - 02 - 8 - - TC,QC - - - - 2 - - KTCN - - 02 - 6 - - Bao gói thực phẩm TC - - 2 - - - - TC,QC - - 1 - - - - KTCN - - 1 - - - - Sản xuất nông nghiệp an toàn TC - - - - 12 01 - TC,QC - - - - 3 - - KTCN - - - - 9 01 - Giống cây trồng, vật nuôi TC 2 - - - 52 - - TC,QC - - - - 25 - - KTCN - - - - 27 - - Vật tư nông nghiệp TC 2 - - - 161 06 - TC,QC - - - - 126 01 - KTCN - - - - 35 05 - Kiểm dịch, TC 2 - - - 62 02 -

Chính phủ Thủ tướng Bộ Y tế Bộ Công thương Bộ Nông nghiệp Bộ Thủy sản Liên Bộ phòng chống dịch bệnh TC,QC - - - - 16 01 - KTCN - - - - 46 01 - Phương pháp kiểm tra đánh giá 5 11 - - Tổ chức bộ máy 4 4 1 30 06 Chế tài 11 - - - - - - TC 26 06 60 06 369 12 07

(nguồn; do tác giả thống kê)

chú thích: TC: tổng cộng; TC,QC: tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; KTCN: quy định về kiểm tra, chứng nhận.

Xét theo trình tự quản lý, hay các tiểu hệ thống, thì hệ thống VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV bao gồm:

- Hệ thống văn bản về định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm, quy trình, quy phạm trong sản xuất gồm: 221 văn bản (30 về sản phẩm thực phẩm; 14 phụ gia thực phẩm; 02 thực phẩm biến đổi gien; 2 về điều kiện an toàn vệ sinh; 1 về bao gói thực phẩm; 3 sản xuất nông nghiệp an toàn; 25 giống cây trồng, vật nuôi; 127 vật tư nông nghiệp; 17 về kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh).

- Hệ thống văn bản quy định về phương pháp kiểm tra, thống kê, đánh giá, chứng nhận, công nhận 153 văn bản (43 về ATTP; 02 thực phẩm biến đổi gien; 08 về điều kiện an toàn vệ sinh; 1 về bao gói thực phẩm; 9 sản xuất nông nghiệp an toàn; 27 giống cây trồng, vật nuôi; 40 vật tư nông nghiệp; 47 về kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh; 16 về phòng kiểm nghiệm)

- Hệ thống văn bản quy định về tổ chức bộ máy hoạt động trong lĩnh vực ATVSDBĐTV được phân công 45 văn bản.

- Hệ thống các văn bản quy định chế tài xử lý các vi phạm về lĩnh vực ATVSDBĐTV 11 văn bản.

Một số điểm nổi bậc trong giai đoạn này, Bộ NNPTNT và Bộ Y tế xây dựng và ban hành nhiều VBQPPL đáp ứng yêu cầu quản lý về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản, chế biến, lưu thông sản phẩm, phù hợp với yêu cầu hội nhập, cụ thể như sau:

- Về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Bộ Y tế ban hành 43 văn bản bao gồm: 57 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATTP cho nhóm các sản phẩm: sữa và sản phẩm sữa, đồ uống (bao gồm nước khoáng thiên nhiên); phụ gia thực phẩm, thực phẩm bổ sung vi chất; đá thực phẩm; các vi chất bổ sung vào thực phẩm; giới hạn ô nhiễm hóa học, ô nhiễm sinh học và bao gói chứa đựng thực phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp, Bộ NNPTNT cũng đã ban hành các quy trình thực hành nông nghiệp tốt đối với sản xuất rau, quả và chè; quy trình thực hành chăn nuôi tốt đối với chăn nuôi gà, lợn, bò sữa và ong; quy trình nuôi trồng thủy sản tốt trong nuôi tôm; danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; danh mục các loại thuốc thú y được phép lưu hành; danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu thông thường; danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng…Tổ chức soát xét 1.100 tiêu chuẩn ngành trên cơ sở lấy tiêu chuẩn của CODEX và một số nước trong khu vực và thực tế của ngành làm căn cứ để đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật hoặc hủy bỏ. [2, tr.4], [3, tr.8], [4, tr.24]

- Về hệ thống văn bản quy định về phương pháp kiểm tra, thống kê, đánh giá, chứng nhận, công nhận, Bộ NNPTNT ban hành các quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả, chè an toàn; quy định về kiểm soát giết mổ động vật; quy chế kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản; quy chế kiểm tra, chứng nhận chất lượng hàng thủy sản; quy chế kiểm tra chất lượng thuốc thú y; quy định về thủ tục đăng ký, kiểm nghiệm, thử nghiệm và hướng dẫn triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc thú y đã được ban hành. Bộ Công Thương ban hành các thông tư hướng dẫn về sản xuất kinh doanh rượu bia, kiểm tra chất lượng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ được phân công.[2, tr.4]

- Đối với văn bản hành chính, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách như các chương trình, đề án, dự án nhằm tăng cường năng lực quản lý ngành, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật và hỗ trợ các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ATVSDBĐTV, cụ thể một số văn bản quan trọng như sau:

- Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010;

- Quyết định 1256/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh đến năm 2015;

- Quyết định 809/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 – 2015

- Quyết định 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015.

Các chương trình, đề án góp phần nâng cao năng lực hệ thống QLNN, chỉ đạo điều hành về lĩnh vực ATVSDBĐTV trong cả nước.

Vậy giai đoạn 2006-2011, hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được ban hành với số lượng lớn, điều chỉnh tương đối đầy đủ các đối tượng quản lý có liên quan về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, vật tư nông nghiệp; quy trình sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn về điều kiện an toàn vệ sinh của cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến thực phẩm đã được điều chỉnh, sửa đổi và ban hành phù hợp các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Hệ thống các văn bản quản lý, kiểm tra, chứng nhận, công nhận cho từng đối tượng quản lý được hình thành tương đối đầy đủ. Hệ thống VBQPPL về tổ chức bộ máy QLNN từ Trung ương đến địa phương và các quy định về chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATVSDBĐTV được ban hành tương đối đồng bộ. Bên cạnh đó, nhiều chương trình đề án tăng cường năng lực hệ thống QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành. Từ đó, hình thành hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV tương đối đồng bộ và thống nhất ở nước ta.

2.1.1.2. Ban hành quy phạm về tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về an

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)