Hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực, vật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 66)

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ

2.1.2.Hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực, vật

58 06 An toàn thực phẩm

2.1.2.Hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực, vật

nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực, vật

Hơn 6 năm qua, hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý để xây dựng bộ máy QLNN từ trung ương đến địa phương và triển khai các hoạt động QLNN, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV (Hiệu quả QLNN đề cập ở đây là đánh giá sự tác động trực tiếp của toàn bộ hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV đối với hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước và hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong lĩnh vực ATVSDBĐTV, chứ không đánh giá hiệu quả thông qua việc so sánh giữa kết quả đạt được trên chi phí).

2.1.2.1. Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn Sản xuất nông nghiệp an toàn nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, đảm bảo ATTP phục vụ cho người tiêu dùng là xu hướng chung của sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới trong giai đoạn hiện nay. Bắt đầu từ việc khuyến khích người nông dân thực hành canh tác, chăn nuôi theo các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn như: “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt” (Good Agriculutre Practices - GAP), “Thực hành chăn nuôi tốt” (Good Animal Husbandry Practices - GAHP), Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (Good Aquaculture Practices – GAqP) thông qua các quy trình quản lý, biện pháp kỹ thuật để kiểm soát hóa chất độc hại, kim loại nặng trong môi trường canh tác; kiểm soát dịch bệnh động, thực vật; quản lý việc sử

dụng phân bón, hóa chất, nông dược, thuốc thú y; quản lý chất lượng sản phẩm sau thu hoạch nhằm sản xuất đạt năng suất, hiệu quả, sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng và đảm bảo ATTP. Cho đến nay, việc xây dựng và tiêu chuẩn hóa các quy trình canh tác nông nghiệp an toàn tạo thành cơ sở pháp lý để xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn.

Trong trồng trọt, đến nay, đã có 50/63 tỉnh, thành phố triển khai mô hình sản xuất rau an toàn, trong đó có 4.183 ha rau được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn; 43 tỉnh, thành phố trong cả nước tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn khoảng 8,5% trên tổng diện tích trồng rau cả nước; diện tích sản xuất chè an toàn đạt 1.377 ha trên tổng số 41.751ha; diện tích trồng cây ăn quả an toàn đạt 15.648ha trên tổng số 74.942ha.[3, tr.12-13]

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm, gà đẻ trứng thương phẩm, bò sữa, ong mật. Đến nay, khoảng 3% cơ sở chăn nuôi đã triển khai áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (VietGAHP).[4, tr.57]

Trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, nhiều chương trình đã được triển khai trong cả nước như Chương trình giám sát vùng nuôi và thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên cơ sở áp dụng quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt (GAqP).[4, tr.61]

2.1.2.2. Kiểm soát chất lượng giống, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phân bón có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm

Kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu trong quá trình sản xuất nông nghiệp như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phân bón, hóa chất dùng trong nông nghiệp không chỉ với mục tiêu đảm bảo chất lượng các sản phẩm đầu vào nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả mà còn nhằm phát hiện, ngăn chặn các sản phẩm không an toàn, không được phép sử

dụng trong sản xuất nông nghiệp đưa ra lưu hành trên thị trường hoặc đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Năm 2010, Bộ NNPTNT đã triển khai thí điểm việc thống kê, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm đối tượng sản phẩm hàng hóa vật tư nông nghiệp (thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phân bón) tại Thanh Hóa, Tiền Giang, Phú Thọ và một số tỉnh thành khác trên cả nước. [4, tr.56]

Đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tất cả các loại thuốc và nguyên liệu thuốc nhập khẩu vào Việt Nam đều phải qua kiểm định chất lượng nhà nước trước khi thông quan. Công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ trên thị trường của cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra chất lượng được thực hiện thường xuyên.

Về quản lý thuốc thú y, nhiều cơ sở sản xuất thuốc thú y đã được cấp chứng chỉ quy phạm thực hành sản xuất tốt (Good Manegement Practices – GMP). Công tác thanh kiểm tra, lấy mẫu thuốc thú y tiêu thụ trên thị trường của cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc thú y để kiểm tra chất lượng được Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản duy trì. Nhiều vụ việc vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời. [3, tr.12]

Về quản lý thức ăn chăn nuôi, các cơ quan thuộc Bộ NNPTNT và cơ quan quản lý địa phương đã duy trì kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, tập trung vào các chỉ tiêu hocmone tăng trưởng, kim loại nặng và kháng sinh cấm.[3, tr.12]

2.1.2.3. An toàn dịch bệnh động, thực vật

Hệ thống kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu và kiểm dịch nội địa trong phạm vi toàn tuyến biên giới, các hải cảng, sân bay quốc tế và các đầu mối giao thông quan trọng đã được thiết lập, gồm 47 trạm/chốt kiểm dịch cửa

khẩu và 48 trạm/chốt kiểm dịch nội địa. Đối với hệ thống kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu và kiểm dịch nội địa, gồm 77 trạm kiểm dịch cửa khẩu và 65 trạm/tổ kiểm dịch nội địa (thành phố HCM, Hà Nội mỗi tỉnh có 02 trạm), góp phần ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động, thực vật từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, cũng như kiểm soát sự vận chuyển động, thực vật trong nước, khống chế được sự lây lan của dịch bệnh.[3, tr.12]

Xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo, dự báo dịch bệnh động, thực vật trong cả nước góp phần giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh nguy hiểm và thiết lập kế hoạch ứng phó, xử lý dịch bệnh hiệu quả.

Trong chăn nuôi gia súc, gia súc, gia cầm, hình thành các cơ sở chăn nuôi tập trung an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, phát triển ngành chăn nuôi an toàn.

2.1.2.4. An toàn thực phẩm trong sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm

Việc giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bước đầu được tổ chức lại. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền công nghiệp, tự động, với công suất lớn, tổ chức sản xuất khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ và tiêu thụ sản phẩm. Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Phước, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc… đã xây dựng nhiều cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm (có 3,6% cơ sở giết mổ tập trung) đã góp phần vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. [2, tr.8]

Kiểm soát điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh các cơ sở sản xuất thuỷ sản. Đến nay đã có 410 cơ sở chế biến thuỷ sản áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP (hazard anlysis and critical control point), 269 cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Thuỵ Sỹ, Nauy; 379 cơ sở được

phép xuất khẩu vào Hàn Quốc; 410 cơ sở xuất khẩu vào Trung Quốc; 38 cơ sở xuất khẩu vào Nga... Tuy nhiên, việc kiểm soát mới tập trung và đạt hiệu quả đối với các cơ sở có qui mô lớn, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.[3, tr.14]

Các cơ sở sản xuất rau quả, chè đang triển khai áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP. Nhờ có các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, công nghiệp chế biến rau quả đã thu hút được đầu tư trong nước và quốc tế ở các quy mô chế biến khác nhau. Nhiều loại hình công nghệ bảo quản rau quả như sấy gián tiếp, bảo quản lạnh, chiên sấy, bảo quản bằng hoá chất đã được nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao, mang lại hiệu quả trong bảo quản, tiêu thụ tươi và chế biến, giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch. Các kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch tiên tiến như sử dụng màng bán thấm, hút chân không,… từng bước được nghiên cứu và ứng dụng. [2, tr.6]

Trong chế biến thực phẩm, bếp ăn công nghiệp, cơ sở kinh doanh thực phẩm, xây dựng được 230 mô hình bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP tại các khu công nghiệp, bệnh viện trường học. Xây dựng các mô hình điểm ATTP cho 11 làng nghề thực phẩm. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm có nguy cơ cao. Cho đến cuối năm 2010, cả nước giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP cho 133.877 cơ sở chiếm tỉ lệ 40,2%. 61 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm có nguy cơ cao quy mô công nghiệp, bếp ăn tập thể áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (GMP, HACCP) trong sản xuất.[4, tr.25-26]

Đảm bảo ATTP thức ăn đường phố thông qua việc nâng cao nhận thức về ATTP cho người quản lý, trực tiếp chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Nâng cao năng lực quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố góp phần giảm các vụ ngộ độc thực phẩm. Hoạt động xây dựng mô hình đảm bảo ATTP thức ăn đường phố được triển khai trên 1.500 xã,

phường trong cả nước. Kết quả 85% cơ sở kinh doanh được cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP.[4, tr.51]

2.1.2.5. Kiểm soát chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Bước đầu hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được triển khai. Kết quả năm 2008 đã kiểm tra được 27.587.658 kg/298 lô.[7, tr.]

2.1.2.6. Các chương trình kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật

Các chương trình kiểm soát chất lượng, vệ sinh ATTP, dịch bệnh động thực vật đang được thực hiện trong hầu hết các công đoạn của chuỗi sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được thực hiện từ năm 1997 đối với 100% vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tập trung, với các nhóm chỉ tiêu cần kiểm soát: tảo độc, độc tố sinh học biển, vi sinh vật gây bệnh, dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu gốc chlore hữu cơ, váng dầu mỏ, được Tổng cục Bảo vệ sức khỏe và người tiêu dùng thuộc Ủy ban Châu Âu công nhận từ năm 2000 và nhuyễn thể thu hoạch từ 18 vùng thuộc Chương trình kiểm soát đủ điều kiện dùng làm thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc...[3, tr.13]

- Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản nuôi được triển khai từ năm 1999, với mục tiêu kiểm tra dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng trong sản phẩm thủy sản nuôi (tôm sú, cá tra…) thông qua lấy mẫu phân tích để giám sát việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y trong nuôi trồng thuỷ sản. Tháng 4 năm 2000, Chương trình đã được Châu Âu công nhận và là cơ sở để thuỷ sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu tương đương (Châu Âu,

Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc...). Đến nay, chương trình đang được triển khai trên 150 vùng nuôi/ 35 tỉnh, thành phố với sản lượng thủy sản được kiểm soát hàng năm là 1.042.141 tấn.[3, tr.13]

- Chương trình kiểm soát thuỷ sản sau thu hoạch tập trung chủ yếu vào điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh trong thu mua, bảo quản, vận chuyển, sơ chế thuỷ sản sau đánh bắt, sau nuôi trồng; lấy mẫu thuỷ sản để phân tích các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm (tạp chất, vi sinh vật, hoá chất, kháng sinh cấm).[3, tr.13]

- Chương trình kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, quả, chè đã được thực hiện hàng năm với 40 chỉ tiêu hoạt chất thuốc BVTV được kiểm soát.[3, tr.13]

- Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm mật ong, sudan trong trứng vịt muối đang được triển khai, tuy chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn nhưng bước đầu đã có sự vận hành giám sát của các đơn vị có liên quan. [3, tr.13]

- Chương trình giám sát và chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm được triển khai từ năm 2009 tại 72 xã, phường của 36 quận, huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố (Hà Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình, Đà Nẳng, Đắc Lắc, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Thái Bình, Lạng Sơn, Hải Dương) với mục tiêu đánh giá thực trạng năng lực, xác định nhu cầu cần thiết giám sát, xét nghiệm các vụ ngộ độc thức phẩm. Qua giám sát đã xác định tỉ lệ ca ngộ độc thực phẩm/1.000 dân đại diện cho cộng đồng trung bình là 4 ca/1.000 dân/năm. Qua kết quả giám sát giúp cơ quản quản lý định hướng công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm thông qua kiểm soát chất lượng thực phẩm, điều kiện an toàn vệ sinh cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm, nâng cao nhận thức người sản xuất kinh doanh kể cả người

tiêu dùng. Kết quả phòng chống ngộ độc giai đoạn 2006-2010, có 944 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng cộng 33.168 người mắc và trong đó 259 người tử vong. So với giai đoạn 2001-2005, số vụ ngộ độc giảm bình quân 10 vụ/năm, số người tử vong do ngộ độc thực phẩm giảm 2 người/năm.[4, tr.41-46]

- Chương trình phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong chế biến thực phẩm tập được triển khai từ năm 2009 trung vào một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm như Melamin (trong sữa và sản phẩm sữa), 3-MPCD (trong nước tương), Aflatoxin M1; các vi sinh vật Salmonella, Listeria, E.coli, hóa chất bảo vệ thực vật, đường hóa học.[4, tr.46-47]

Hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV đã tác động trực tiếp đến công tác QLNN, có những chuyển biến cơ bản về nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng, toàn bộ hệ thống sản xuất, cung cấp thực phẩm đã có những bước tiến tích cực, nhiều hàng hóa nông sản, thủy sản, rau quả của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của một số thị trường quan trọng góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm góp phần phát kinh tế đấn nước. Nhiều mặt hàng của nước ta như tôm, cá tra, thanh long.. thâm nhập được nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 66)