Phù hợp thông lệ quốc tế trong hội nhập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 42)

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ

1.3.4. Phù hợp thông lệ quốc tế trong hội nhập

Quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới bắt đầu từ công cuộc “Đổi mới” vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX và vẫn tiếp tục cho đến nay. Theo sau quá trình “Đổi mới” ban đầu, Việt Nam đã trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế chấu Á – Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện này đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Sự quốc tế hóa đời sống kinh tế xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động QLNN.[14, tr.46- 176]

Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam kéo dài trong hơn một thập kỷ và việc thực hiện các cam kết cũng diễn ra theo một lộ trình nhiều năm. Quá trình gia nhập bắt đầu với việc đàm phán và điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan đến các hiệp định của WTO. Với mục tiêu thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu trên cơ sở bãi bỏ các hàng rào thuế quan và các hàng rào phi

thuế quan (như hạn ngạch xuất, nhập khẩu) mà các quốc gia trước đây áp dụng nhằm bảo hộ hàng hóa trong nước để đi đến thống nhất một mức thuế suất chung, WTO có trên 50 hiệp định mà các thành viên phải cam kết thực hiện. Trong số này có những hiệp định quan trọng như: Hiệp định về thuế quan và thương mại (GATT); Hiệp định về thương mại và dịch vụ (GATS); Hiệp định liên quan đến thương mại về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) mà các quốc gia thành viên có nghĩa vụ điều chỉnh hoặc ban hành các quy định pháp luật phù hợp với nội dung các hiệp định của WTO.[14, tr.46-176]

Trong hơn 50 hiệp định trên, Hiệp định an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật chi phối toàn bộ hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV là yêu cầu cấp thiết đáp ứng yêu cầu hội nhập là điều kiện để hàng hoá nông sản của Việt Nam tiếp cận thị trường của các nước trên thế giới trên cơ sở phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời hệ thống văn bản đó là điều kiện để quản lý ATVSDBĐTV trong nước cũng như bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm kém chất lượng từ bên ngoài.

Các quy định về lĩnh vực ATVSDBĐTV phải tuân thủ theo Hiệp định ATVSDBĐTV, cụ thể như sau:

- Dựa trên nguyên tắc khoa học, không được sử dụng các biện pháp này một cách tùy tiện, vô căn cứ và tạo sự phân biệt, đối xử giữa các quốc gia thành viên, không tạo sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế;

- Sự hài hòa hóa là lấy các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế mà WTO công nhận là cơ sở xây dựng các quy định của quốc gia thành viên, trường hợp quy định cao hơn thì phải có chứng minh cơ sở khoa học;

- Tính tương đương các quốc gia thành viên sẽ chấp nhận các quy định tương đương của thành viên khác kể cả khi biện pháp này khác với biện pháp

của họ nhưng với điều kiện thành viên xuất khẩu chứng minh được được một cách khác quan với thành viên nhập khẩu là biện pháp mình tương đương trên cơ sở được phép tiếp cận kiểm tra, thanh tra;

- Đánh giá rủi ro các biện pháp đưa ra đều phải dựa trên phương pháp đánh giá mối nguy được quốc tế công nhận;

- Thích ứng với điều kiện khu vực;

- Minh bạch chính sách mọi quy định hoặc thay đổi phải rõ ràng, công khai cho tất cả cách thành viên biết.[20, tr.69-74]

Vậy, hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV phải phù hợp với Hiệp định ATVSDBĐTV của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết.

Tiểu kết chương 1

ATVSDBĐTV là các hoạt động sản xuất nông nghiệp an toàn, an toàn dịch bệnh động thực vật, vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm tạo nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV bao gồm hệ thống VBQPPL, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành về lĩnh vực ATVSDBĐTV được các cơ quan QLNN có thẩm quyền ở Trung ương ban hành nhằm làm cơ sở pháp lý, công cụ phục vụ nhu cầu QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV trên phạm vi cả nước.

Cấu trúc hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV bao gồm: hệ thống cấu trúc dọc là các VBQPPL được ban hành theo cấp độ pháp lý để quy định thi hành luật, pháp lệnh; quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về lĩnh vực ATVSDBĐTV; biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương

đến cơ sở; quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật; quy định biện pháp để thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Hệ thống cấu trúc ngang là các VBQPPL về ATTP đối với các đối tượng cụ thể như: các sản phẩm thực phẩm, điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hệ thống VBQPPL về ATTP đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; hệ thống VBQPPL về ATTP quy định điều kiện sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm; hệ thống VBQPPL về ATTP đối với dụng cụ, bao gói chứa đựng thực phẩm; hệ thống VBQPPL về sản xuất nông nghiệp an toàn; hệ thống VBQPPL về quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi; hệ thống VBQPPL về quản lý vật tư nông nghiệp; hệ thống VBQPPL về kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh động, thực vật.

Ngoài ra trong hệ thống VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV còn hệ thống văn bản phụ bao gồm: hệ thống VBQPPL về quảng cáo, quy định về ghi nhãn sản phẩm; hệ thống VBQPPL về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trong hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV còn có hệ thống văn bản hành chính có mối quan hệ phái sinh từ hệ thống VBQPPL và mẫu các văn bản chuyên ngành được quy định tại các VBQPPL có thủ tục hành chính.

Hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV tồn tại một cách khách quan, cần thiết do nó điều chỉnh các tổng hợp nội dung liên quan đến an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh động thực vật. Hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV là cơ sở để thực hiện quyền quản lý nhà nước, cơ sở xây dựng bộ máy cơ quan QLNN, thống nhất các quy phạm, quy tắc về lĩnh vực ATVSDBĐTV và phù hợp thông lệ quốc tế trong hội nhập.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)