8. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Cơ sở pháp lý của phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ của các cấp các ngành đó là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện. Đồng thời Chỉ thị 40 cũng chỉ rõ: Tổ chức điều tra đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý trong nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Trên cơ sở kết quả điều tra, căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục do Bộ GD-ĐT, BND các tỉnh, thành phố tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao
trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Thông báo số 242-TB/TW - Kết luận của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó xác định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.
Nghị quyết Đại hội XI xác định: Đổi mới giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, trong đó “đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Trong điều kiện hiện nay, xã hội có nhiều biến động và phát triển không ngừng, việc phát triển ĐNGV phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường là yêu cầu hết sức cấp bách và cần được ưu tiên. Bởi vì mục tiêu của việc quản lý nhân lực là huy động khả năng làm việc tốt nhất của mỗi giáo viên và làm cho họ hài lòng, yên tâm công tác.
Để nâng cao hiệu quả việc quản lý nguồn nhân lực, người quản lý cần xây dựng mục tiêu phát triển toàn diện ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Cụ thể là phát triển ĐNGV cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, phải tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý về số lượng, cơ cấu, về tình hình chính trị, tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... từ đó bố trí lại cơ cấu đội ngũ nhằm phát huy tốt nhất năng lực công tác của mỗi cán bộ, giáo viên, có tác dụng động viên, khuyến khích những giáo viên thực sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề, cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục; Đồng thời có cơ sở để thay thế những giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực công tác. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chất lượng ĐNGV với các chỉ số cao về trình độ đào tạo chuẩn hoá, trên chuẩn và các yêu cầu cụ thể về phẩm chất nhà giáo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong
thời kỳ mới. Đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giáo viên, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và của hệ thống, trên cơ sở nâng cao trình độ năng lực của giáo viên, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giáo viên.