Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV đã được nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai hằng năm. Với quan điểm kiểm tra toàn diện, đánh giá công bằng, khách quan nhằm đánh giá đúng thực trạng ĐNGV để có những phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV. Qua khảo sát cho thấy thực trạng mức độ thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá ĐNGV của Nhà trường như sau:

Bảng 2.17. Mức độ thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá ĐNGV

TT Nội dung đánh giá

Số lượng người cho từng mức điểm Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5

1 Kiểm tra việc thực hiện quy

chế chuyên môn của ĐNGV

0 0 4 42 24 4,29 1

2 Kiểm tra giáo án, hồ sơ chuyên

môn của ĐNGV

0 0 22 41 7 3,78 4

3 Kiểm tra hồ sơ công tác Chủ

nhiệm của ĐNGV

0 0 6 51 13 4,1 2

4 Kiểm tra, đánh giá, rút kinh

nghiệm giờ dạy của ĐNGV

0 0 42 26 2 3,43 5

5 Kiểm tra, đánh giá, rút kinh

nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của ĐNGV

0 0 13 40 17 4,06 3

Trung bình 5 nội dung 3,93

Qua bảng 2.14 với X =3.8 và bảng 2.17 với điểm trung bình 5 nội dung đánh giá bằng 3,93 cho thấy biện pháp kiểm tra, đánh giá ĐNGV được đánh giá ở mức TB khá, thể hiện việc kiểm tra đánh giá ĐNGV đã làm thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra đánh giá tạo được động lực tốt để động viên, khích lệ ĐNGV phấn đấu vì công việc, trở thành những tấm gương tốt trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Tuy nhiên, công tác đánh giá vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Việc đánh giá ĐNGV đôi lúc còn mang tính chủ quan, thiếu chính xác.

Kết quả ở bảng 2.17 cho thấy nội dung kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của ĐNGV được đánh giá ở mức cao nhất. Bởi vì, hầu hết giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn về nội dung, chương trình, chấm trả bài, vào điểm...

Kiểm tra giáo án, hồ sơ chuyên môn của ĐNGV chỉ đạt ở mức trên trung bình đứng thứ 4 trong 5 nội dung đánh giá. Thực tế việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn còn mang tính hình thức. Các CBQL và cán bộ Tổ chuyên môn chỉ kiểm tra về số lượng và hình thức trình bày, ít khi kiểm tra nội dung và phương pháp soạn giáo án.

Kiểm tra hồ sơ công tác Chủ nhiệm lớp và Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của ĐNGV được đánh giá ở mức cao hơn xếp thứ 2 và 3 trong 5 nội dung. Chứng tỏ Nhà trường đã có ĐNGV làm công tác chủ nhiệm lớp khá tốt, triển khai hiệu quả các hoạt động của Trường tới lớp chủ nhiệm. CBQL có kế hoạch chỉ đạo sát sao, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp kịp thời. Chính vì vậy mà nề nếp kỷ cương của học sinh luôn được duy trì, cuối năm các tập thể lớp đều được xếp loại từ khá trở lên.

Nội dung kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy của ĐNGV được đánh giá ở mức trên trung bình, xếp thứ 5/5 nội dung. Điều này thể hiện thực trạng ĐNGV thực hiện giờ dạy với chất lượng chưa đồng đều. Nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn vững đã đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Một số giáo viên có năng lực chuyên môn khá nhưng ngại đổi mới. Một số giáo viên có năng lực chuyên môn được đánh giá mức trung bình tiến bộ rất chậm do dự giờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp chưa thường xuyên. Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy của ĐNGV còn hình thức, chưa theo chuẩn.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 68)