8. Cấu trúc luận văn
3.5. Thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để có cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp phát triển ĐNGV trường THPT Mê Linh, thành phố Hà Nội đã được đề xuất trong luận văn, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến của 30 Chuyên gia. Đây là những CBQL nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục bao gồm: 05 cán bộ quản lý là lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT Hà Nội, 19 Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng của 6 trường THPT trong huyện Mê Linh và 6 Tổ trưởng tổ chuyên môn trường THPT Mê Linh.
Phiếu thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đề xuất có 3 mức độ với mức điểm: Cần thiết: 3điểm; ít cần thiết: 2điểm; không cần thiết: 1điểm. Phiếu thăm dò tính khả thi của các biện pháp đề xuất có 3 mức độ với mức điểm: Khả thi: 3điểm; ít khả thi: 2điểm; không khả thi: 1điểm. Qua tổng hợp và xử lý các số liệu rồi tính điểm trung bình của các biện pháp bằng phương pháp thống kê toán học đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
STT Biện pháp Cần thiết Ít cần thiết Không cần hiết TB Thứ bậc 3điểm 2điểm 1điểm
1 Nâng cao nhận thức về đổi mới giáo
dục và vấn đề phát triển ĐNGV 27 3 0 2,9 2 2 Xây dựng kế hoạch hóa phát triển
ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
29 1 0 2,97 1
3 Tuyển chọn và sử dụng hợp lí đội
ngũ giáo viên 24 6 0 2,8 4
4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV 26 4 0 2,86 3 5 Nâng cao chất lượng công tác bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV
23 7 0 2,77 5
6 Đảm bảo chính sách chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV 20 10 0 2,67 6
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất STT Biện pháp Khả thi Ít khả thi Không khả thi TB Thứ bậc 3điểm 2điểm 1điểm
1 Nâng cao nhận thức về đổi mới giáo dục và vấn đề phát triển ĐNGV
21 9 0 2,7 6
2 Xây dựng kế hoạch hóa phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
29 1 0 2,97 2
3 Tuyển chọn và sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên
23 7 0 2,77 5
4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV
30 0 0 3,0 1
5 Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV
27 3 0 2,9 4
6 Đảm bảo chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV
28 2 0 2,93 3
Trung bình 6 biện pháp 2,88
Qua khảo sát 30 ý kiến của các chuyên gia, cho thấy các chuyên gia đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Điểm trung bình về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất là 2,83 và 2,88 gần với mức cao nhất của tính cần thiết và tính khả thi (Max=3). Điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn là cần thiết và khả thi trong quá trình phát triển ĐNGV trường THPT Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Tiểu kết chương 3
Dựa vào cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, qua phân tích thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV ở chương 2, tác giả mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển ĐNGV. Để trường THPT Mê Linh, thành phố Hà
Nội có được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay thì cần phải thực hiện đồng bộ 6 biện pháp như đã được trình bày ở trên. Các biện pháp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có một vị trí, vai trò riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.
Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển của nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận đề tài đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV đặc biệt là đội ngũ giáo viên THPT. Đề tài cũng đã hệ thống hoá những khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu như khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đội ngũ giáo viên, phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên...Đồng thời nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT, bước đầu chúng tôi nghiên cứu một số quan điểm của các nhà Giáo dục Việt Nam về phát triển đội ngũ giáo viên.
Đề tài đã làm rõ thực trạng về đội ngũ giáo viên, thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Mê Linh, qua việc tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích số liệu, tư liệu đã thu thập được. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Đội ngũ giáo viên của trường còn bất cập về số lượng, chất lượng cũng như về cơ cấu chưa thật hợp lý, còn môn thừa, môn thiếu. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên mà nhà trường đã thực hiện, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa mang tính dự báo, chiến lược, chưa theo chuẩn nghề nghiệp.
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác phát triển ĐNGV, luận văn bước đầu đề xuất được 6 biện pháp nhằm phát triển ĐNGV trường THPT Mê Linh trong giai đoạn hiện nay là:
1. Nâng cao nhận thức về vấn đề phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT
2. Xây dựng kế hoạch hóa phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
3. Tuyển chọn và sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên
4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV
5. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV
6. Đảm bảo chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV Các biện pháp nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ thúc đẩy nhau, chúng vừa là nguyên nhân đồng thời vừa là kết quả của nhau. Nếu thực hiện triệt để, đồng bộ các biện pháp trên, chúng tôi tin rằng đội ngũ giáo viên nhà trường sẽ ngày càng phát triển đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo số lượng và có chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
Quan tâm tới chế độ chính sách đãi ngộ, sử dụng đội ngũ nhà giáo THPT. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng, tăng cường các khoá bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV theo chương trình đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà giáo trong tình hình mới.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội
Cần có kế hoạch tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của thành phố trong từng giai đoạn và từng năm học. Quán triệt đồng bộ các trường THPT xây dựng kế hoạch hóa và đổi mới công tác kiểm tra đánh giá ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Làm tốt công tác tham mưu với BND thành phố để hoàn thiện Quy định phân cấp quản lý về phát triển ĐNGV và các chế độ, chính sách ưu tiên đặc biệt đối với ĐNGV. Đầu tư ngân sách cho công tác giáo dục cần tính toán hợp lý giữa chế độ tiền lương của giáo viên và các khoản chi thường xuyên, chi bổ sung cơ sở vật chất…công bằng giữa các trường THPT.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho nhà trường theo hướng chuẩn hoá và đủ điều kiện đạt trường chuẩn quốc gia.
2.3. Đối với trường THPT Mê Linh
2.3.1. Đối với lãnh đạo nhà trường
Hoàn thiện, xúc tiến việc xây dựng và thực hiện đồng bộ 6 biện pháp phát triển ĐNGV mà tác giả đề xuất.
Định kỳ hàng năm, rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 để đánh giá các biện pháp thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.
Khảo sát và đánh giá đúng thực chất của đội ngũ, đánh giá đúng năng lực và hiệu quả công việc của từng giáo viên là một việc nhà trường cần phải làm thường xuyên, minh bạch. Sau đánh giá phải có những giải pháp khắc phục hoặc thuyên chuyển, cử đi học hoặc không bố trí giảng dạy, chuyển làm việc khác với những giáo viên không đủ năng lực.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV về cả chính trị, kiến thức, kỹ năng... Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên, có chế độ động viên kịp thời.
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, có chính sách và cơ chế hỗ trợ hợp lý đối với giáo viên đi học nâng cao trình độ, đối với công tác thi đua, khen thưởng.
Tham mưu với Sở GD&ĐT để chủ động bố trí, sắp xếp ĐNGV đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu.
2.3.2. Đối với giáo viên
Cần nhận thức đúng về vị trí, chức năng và nhiệm vụ chính trị của nhà trường cũng như vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trước những yêu cầu của thực tiễn giáo dục và nhà trường, từ đó chia sẻ và khắc phục những khó khăn. Trước mắt yên tâm công tác, tự phấn đấu, tự rèn luyện bản thân và có ý thức xây dựng nhà trường.
Mỗi giáo viên phải có thái độ tích cực đối với việc học tập nâng cao trình độ cũng như đối với việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ chính trị, Thông báo Kết luận số: 242 - TB/TƯ, ngày 15/04/2009.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp bậc học (Ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục. Học viện cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục. Học viện cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
7. Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục K10, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Chính (2010), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục khoá 10, Đại học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Bài giảng: Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Quản lý đội ngũ. Giáo trình cao học quản lý giáo dục, ĐHQGHN.
13. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục.
14. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam.
15. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại học Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
19. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
20. Đảng bộ thành phố Hà Nội, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội. Nxb Hà Nội.
21. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục. Nxb giáo dục Hà Nội.
22. Vũ Ngọc Hải - Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá. Nxb Giáo dục Hà Nội.
23. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
24. Trần Bá Hoành (2007), Định hướng nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2007-2010. Tạp chí giáo dục, Hà Nội.
25. Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo-Hiệu quả. Tạp chí dạy và học ngày nay(7), Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh toàn tập (1990), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội
30. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục. Số 44/2009/QH12, Hà Nội
31. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản của Quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương 1, Hà Nội.
32. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày
11/01/2005, về việc phê duyệt Đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010
33. Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý. Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Mẫu số 1)
(Dành cho CBQL và GV của trường)
Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về công tác phát triển ĐNGV trường THPT Mê Linh trong thời gian từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2011-2012 (bằng cách đánh dấu X vào ô điểm tương ứng)
Ghi chú: Cho điểm theo 5 mức độ: Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm; Trung
bình (TB): 3 điểm; Yếu: 2 điểm; kém: 1 điểm.
1. Ý kiến đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV T
T Nội dung đánh giá
Điểm đánh giá 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Kế hoạch hóa ĐNGV 2 Tuyển chọn ĐNGV 3 Bố trí, sử dụng ĐNGV 4 Kiểm tra, đánh giá ĐNGV 5 Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV
6 Tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển ĐNGV
2. Ý kiến đánh giá mức độ thực hiện công tác kế hoạch hóa ĐNGV T
T Nội dung đánh giá
Điểm đánh giá 1
điểm điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5
1 Xây dựng kế hoạch hóa ĐNGV phù hợp mục tiêu phát triển Nhà trường
2
Xây dựng kế hoạch hóa nguồn CBQL, kế hoạch hóa tổ trưởng các tổ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo các đoàn thể