Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hóa phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hóa phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề

nghề nghiệp giáo viên.

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa ĐNGV là một trong những nội dung trọng yếu của công tác quản lý ở nhà trường hiện nay, giúp cho nhà trường có một ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá, tốt.

Kế hoạch hóa phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên giúp giáo viên tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp để từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng; là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên từ đó tạo ra nguồn giáo viên dồi dào, đáp ứng được yêu cầu bố trí và sử dụng. Đồng thời tạo được thế chủ động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT nói chung và của nhà trường nói riêng.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hóa phát triển ĐNGV theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2009:

Trên cơ sở dự báo về quy mô đào tạo, số lượng học sinh, chất lượng học sinh đầu vào và dự báo về số lượng, cơ cấu giáo viên cần có cho toàn trường và cho từng bộ môn cụ thể.

Xây dựng kế hoạch hóa nguồn cán bộ để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng về Lý luận chính trị, Quản lý nhà nước, Quản lý giáo dục, Cao học chuyên ngành...đảm bảo cho ĐNGV đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Xây dựng kế hoạch hóa phát triển ĐNGV vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt vừa đảm bảo tính kế thừa và nhiệm vụ lâu dài để duy trì sự ổn định về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV.

ĐNGV luôn có sự bổ sung, thay đổi cho nên người quản lý cần kịp thời nắm được sự biến động. Việc quản lý ĐNGV cần làm thường xuyên, kịp thời, luôn bám sát với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

3.3.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Lập kế hoạch hóa phát triển ĐNGV là việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu về ĐNGV nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Khi lập kế hoạch, Hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT định biên cho trường THPT, căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng về số lượng ĐNGV trong nhà trường. Bản kế hoạch hóa được xây dựng trước khi bước vào năm học mới để Sở GD&ĐT xét duyệt.

Kế hoạch hóa phát triển ĐNGV trường THPT Mê Linh cần tiến hành theo 3 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch phát triển của nhà trường từ nay đến 2015, tầm nhìn 2020 để lập kế hoạch xác định nhu cầu giáo viên về số lượng, cơ cấu (theo bộ môn, giới, độ tuổi, thâm niên công tác), năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn quy định.

Bước 2: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV nhà trường, trong đó có dự báo về số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên chuyển công tác, nguồn giáo viên được bổ nhiệm CBQL để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho ĐNGV.

Bước 3: So sánh giữa nhu cầu và thực trạng ĐNGV trong nhà trường để lập kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho từng năm học trong từng giai đoạn cụ thể.

Theo các bước trên nhà trường sẽ xác định được nhu cầu về ĐNGV trong từng giai đoạn, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng. Định kỳ, hàng năm và kết thúc mỗi giai đoạn, nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đề xuất các biện pháp và đưa ra các khuyến nghị với các cấp lãnh đạo nhằm hoàn thiện công tác kế hoạch hóa phát triển ĐNGV nhà trường.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Làm tốt công tác dự báo, bám sát tình hình thực trạng của ĐNGV và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường theo từng giai đoạn. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Hằng năm đánh giá phân loại giáo viên một cách chính xác, khách quan theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, lựa chọn những giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn để bổ sung kế hoạch hóa nguồn CBQL, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể.

Tham mưu kịp thời với cấp trên về kế hoạch hóa phát triển ĐNGV của nhà trường đề nghị tuyển dụng đủ số lượng giáo viên theo kế hoạch hóa và bổ nhiệm cán bộ quản lý trong nguồn quy hoạch.

Cần có sự thống nhất về quan điểm và ý chí quyết tâm của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, sự kết hợp giữa lãnh đạo Chi bộ với Ban Giám hiệu nhà trường trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch.

Nhà trường phải tạo ra được sức hút đối với giáo viên, đặc biệt là tạo điều kiện vật chất thoả đáng và động viên, khuyến khích tinh thần ĐNGV. Mặt khác phải có những quy định bắt buộc, thoả thuận đối với người đi học nâng cao trình độ là phải trở về phục vụ nhà trường, tránh tình trạng để “chảy máu chất xám”.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)