Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vấn đề phát triển ĐNGV đáp ứng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vấn đề phát triển ĐNGV đáp ứng

ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm làm cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ vai trò quan trọng của đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Giúp cho đội ngũ quản lý và mỗi giáo viên thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, thấm nhuần chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay..

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

Tuyên truyền về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định của ngành về tính tất yếu và cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Tuyên truyền trong ĐNGV nhà trường về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức của nhà giáo. Tiếp tục chỉ đạo và gương mẫu thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”; cuộc vận động “Hai không”; “Nói không với vi

phạm đạo đức nhà giáo”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục và giữ gìn uy tín để phát triển Nhà trường.

Xây dựng những tấm gương tốt về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong ĐNGV. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

3.3.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của Ban Chi uỷ, Chi bộ Nhà trường để đảm bảo cho công tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thành lập Ban chỉ đạo tuyên truyền với nhiệm vụ đề xuất các biện pháp đồng thời xây dựng nội dung, chương trình, lập dự thảo kế hoạch cụ thể. Hàng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đôi với việc sơ, tổng kết về công tác tuyên truyền.

Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học; chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quyết định 9/2005/QĐ - TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010".

Lãnh đạo nhà trường làm tốt vai trò chính trong việc tham mưu với các cấp uỷ đảng và chính quyền trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, làm cho toàn xã hội nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục, một nhân tố quyết định chất lượng GD&ĐT.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ CBQL phải có nhận thức đúng và đầy đủ quan điểm về đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV, phải xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV theo từng giai đoạn, thực hiện đổi mới giáo dục ngay trong công tác quản lý.

Đội ngũ giáo viên phải đồng tình thực hiện kế hoạch của Nhà trường, tích cực học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 83)