Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên

2.3.3.1. Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên

Công tác tuyển chọn giáo viên là công tác quan trọng nhằm phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV trong hệ thống các trường THPT. Thực tế trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn ĐNGV của trường được thực hiện theo hướng: Hằng năm, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tuyển chọn ĐNGV, luân chuyển giáo viên chi tiết tới từng bộ môn và đề nghị Sở GD &ĐT phê duyệt, sau đó trường thành lập hội đồng tuyển dụng theo hướng dẫn chung của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Nhà trường đã xây dựng các tiêu chí để tuyển chọn giáo viên theo kế hoạch. Ưu tiên tuyển những giáo viên có bằng thạc sỹ, tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi hoặc giáo viên có năng lực chuyên môn vững chuyển về trường. Thông báo rộng rãi, công khai kế hoạch tuyển dụng giáo viên. Thực hiện quy trình tuyển dụng, quy trình đánh giá qua thi tuyển theo đúng qui đinh của Bộ, của Sở, đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch. Tuyển chọn giáo viên theo nhu cầu củ trường nhằm giảm dần sự mất cân đối về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV để phù hợp kế hoạch phát triển nhà trường.

Qua kết quả ở (bảng 2.14) biện pháp tuyển chọn ĐNGV được đánh giá ở mức độ thấp nhất xếp thứ 6/6 biện pháp, vì thực tế đến nay Nhà trường chưa được tuyển chọn lần nào. Trong 5 năm qua số lượng giáo viên có biến động do nghỉ hưu hoặc chuyển trường. Do số lượng giáo viên vẫn thừa nên năm 2009 trường mới tuyển thêm 2 giáo viên (1 giáo viên Tin và 1 giáo viên Sử) nhưng không được chọn vì đây là 2 giáo viên được xét theo diện chế độ chính sách. Tình trạng cơ cấu ĐNGV môn thừa, môn thiếu và chất lượng giáo viên chưa khắc phục được. Năm học 2011 - 2012 tổng số thiếu 02 giáo viên so với định mức của Bộ, đặc biệt thiếu 02 giáo viên Toán và một số môn khác. Hiện nay Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hóa tuyển dụng giáo viên nhưng chưa có chỉ tiêu tuyển dụng, điều này đã ảnh hưởng tới biện pháp quy hoạch, bố trí, sử dụng ĐNGV của Nhà trường.

2.3.3.2. Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên

Việc bố trí, sử dụng ĐNGV của nhà trường hiện nay được đánh giá khá hợp lý ở mức điểm 4,18 xếp thứ 3/6 biện pháp (theo bảng 2.14). Để có kết

quả đánh giá như vậy Nhà trường đã thực hiện 4 nội dung và được các CBQL và ĐNGV đánh giá như sau:

Bảng 2.16. Mức độ thực hiện biện pháp bố trí, sử dụng ĐNGV

TT Nội dung đánh giá

Số lượng người cho từng mức điểm Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp

với năng lực, khả năng

0 0 5 40 25 4,29 2

2 Bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp

với yêu cầu, nhiệm vụ của trường

0 0 8 46 16 4,11 3 3 Chế độ, định mức lao động của giáo viên 0 6 37 27 0 3.3 4 4 Chế độ, định mức lao động của CBQL 0 0 0 43 27 4,39 1

Trung bình 4 nội dung 4,02

Bảng 2.16 cho thấy việc bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp với năng lực, khả năng được đánh giá khá cao. Trên quan điểm “đúng người, đúng việc”,

“đúng chuyên môn, đúng khả năng”, Nhà trường đã bố trí, sử dụng những giáo viên có năng lực lãnh đạo, có trình độ chuyên môn vững, có uy tín, có trách nhiệm giữ chức vụ tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể như Chủ tịch Công đoàn, Cố vấn Đoàn trường Thư ký Hội đồng...

Nội dung bố trí, sử dụng ĐNGV phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà trường được đánh giá ở mức khá X = 4,11. Những giáo viên có trình độ chuyên môn vững bố trí giảng dạy ở các lớp chất lượng cao và ôn luyện thi đại học theo khối. Một số giáo viên có năng lực hạn chế bố trí dạy lớp không ôn thi đại học với môn đó và xếp dạy chéo môn đối với những môn thừa giáo

viên. Biện pháp này không những đã phát huy được hết năng lực của ĐNGV mà còn làm cho môi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của trường đề ra.

Chế độ, định mức lao động của CBQL được đánh giá ở mức cao nhất

X =4,39. Nhà trường đã phân công các CBQL theo từng lĩnh vực công việc như: Hiệu trưởng phụ trách chung, Hiệu phó phụ trách chuyên môn, Hiệu phó phụ trách công tác chủ nhiệm, nề nếp, Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất, lao động. Ngoài công tác của CBQL được quy đổi bằng 14 tiết/tuần, mỗi Hiệu phó đều giảng dạy 4 tiết/tuần theo quy định. Các cán bộ Tổ chuyên môn, cán bộ Đoàn, Công đoàn, Thư ký Hội đồng, Giáo viên Chủ nhiệm đều được tính giờ kiêm nhiệm theo đúng quy định.

Mặc dù vậy, công tác sử dụng ĐNGV của nhà trường trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại. Phương án sử dụng ĐNGV trong một số trường hợp chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của ĐNGV trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Định mức lao động của giáo viên hiện nay chưa hợp lý và được đánh giá ở mức thấp nhất trong 4 nội dung khảo sát. Bởi số lượng giáo viên môn Toán, và một số môn khác hiện nay vẫn còn thiếu cho nên một số giáo viên vẫn phải dạy nhiều hơn so với mức quy định. Do đó, việc soạn bài, nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng. Một số giáo viên môn Văn, môn Lý, môn Ngoại ngữ… thừa nên phải dạy chéo môn, làm công tác kiêm nhiệm nhưng số giờ lao động vẫn chưa cập mặt bằng 17 tiết/tuần. Điều này dẫn đến sự thiếu công bằng trong lao động của ĐNGV.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)