8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác phát triển ĐNGV của trường THPT Mê Linh, thành
thành phố Hà Nội.
Để khảo sát thực trạng công tác phát triển ĐNGV tôi tiến hành phát phiếu đánh giá tới 4 CBQL và 66 giáo viên của trường. Phiếu đánh giá bao gồm các biện pháp hoặc các tiêu chí đánh giá. Bảng cho điểm theo 5 mức độ: Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm; Trung bình (TB): 3 điểm; Yếu: 2 điểm; kém: 1 điểm. Tính điểm trung bình của các biện pháp bằng thống kê toán học theo
công thức: i i i i i X K X K X K n X : Điểm trung bình i X : Điểm ở mức độ Xi i
K : Số người cho điểm ở mức Xi
n: Số người tham gia đánh giá
Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel: RANK (number, ref, order) (number: giá trị cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trật tự tính thứ bậc)
Qua khảo sát và sử lý số liệu đã thu được kết quả đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV của Nhà trường hiện nay như sau:
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV
TT Biện pháp
Số lượng người cho từng mức điểm Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Kế hoạch hóa ĐNGV 0 6 40 20 4 3,31 5 2 Tuyển chọn ĐNGV 0 7 50 13 0 3,08 6 3 Bố trí, sử dụng ĐNGV 0 0 3 51 16 4,18 3
4 Kiểm tra, đánh giá ĐNGV 0 0 22 40 8 3,8 4
5 Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 0 0 6 40 24 4,26 2
6 Tạo môi trường thuận lợi cho
phát triển ĐNGV
0 0 5 20 45 4,57 1
Tổng hợp 3,87
2.3.1. Nhận thức về công tác phát triển ĐNGV
ĐNGV là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành GD&ĐT trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cần xây dựng được một đội ngũ nhà giáo bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đồng thời phải có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tay nghề cao, có năng lực tự học, tự nghiên cứu để phát triển. Ngành GD&ĐT cùng các địa phương cần phải đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo về tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy để tiến hành đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ đối với nhà giáo cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ nhằm tạo động lực thu hút, động viên ĐNGV toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
Để có ĐNGV tốt, trước hết phải có những giáo viên tốt. Để phát huy được yếu tố nội lực của giáo viên cần đến vai trò và nhận thức của người quản lý. Người quản lý cần phải nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác xây dựng và phát triển ĐNGV. Xuất phát từ những phân tích về tình hình thực trạng ĐNGV mà từ đó có thể đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển ĐNGV phổ thông góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngay từ khi mới thành lập trường công tác phát triển ĐNGV luôn được nhà trường quan tâm nhưng trải qua các thời kỳ thay đổi địa giới hành chính và tách trường mới đã làm ảnh hưởng tới công tác phát triển ĐNGV của trường. Trong 17 năm trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Phúc ngoài đội ngũ CBQL công tác tại trường thì trường THPT Mê Linh đã phát triển được 3 Hiệu trưởng, 5 phó Hiệu trưởng và một số giáo viên cốt cán cho các trường THPT trong huyện. Cùng với sự bất cập về cơ chế quản lý của Sở Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Phúc chưa trao quyền tự chủ cho Hiệu trưởng, công tác phát triển ĐNGV là do Sở Giáo Dục & Đào Tạo quyết định đã dẫn đến thực trạng cơ cấu ĐNGV không phù hợp, chất lượng giáo viên còn một số hạn chế. Tổng số giáo viên thừa so với quy định nhưng thừa ở một số môn còn một số môn lại thiếu trầm trọng. Để giải quyết những tồn tại này cần phải có thời gian, có biện pháp và đặc biệt là nhận thức của đội ngũ CBQL và ĐNGV.
Từ năm học 2008-2009 đến nay Trường trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội. Nhà trường đặc biệt quan tâm tới công tác phát triển ĐNGV, thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược của nhà trường cũng như nhiệm vụ chiến lược của huyện Mê Linh và của thành phố Hà Nội đồng thời phấn đấu đạt chuẩn quốc gia đầu tiên trong khối THPT của huyện Mê Linh vào năm 2014. Nhà trường đã thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV cụ thể như sau:
Tăng cường kiểm tra đánh giá ĐNGV thông qua dự giờ, hồ sơ chuyên môn, thông tin từ các giáo viên khác và học sinh.
Triển khai công tác kế hoạch hóa phát triển ĐNGV Trên cơ sở phân tích thực trạng ĐNGV hiện có mà lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV.
Khuyến khích ĐNGV tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, tự làm đồ dùng dạy học, hội thảo chuyên đề… góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Qua bảng khảo sát (bảng 2.14) cho thấy Nhà trường đang thực hiện 6 biện pháp phát triển ĐNGV được đánh giá ở mức trung bình khá. Điều đó chứng tỏ Nhà trường đã quan tâm tới công tác phát triển ĐNGV nhưng biện pháp thực hiện còn hạn chế.
2.3.2. Công tác kế hoạch hóa đội ngũ giáo viên
Dựa vào kế hoạch phát triển của nhà trường và thực trạng ĐNGV, hằng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch hóa ĐNGV với mục tiêu đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng ĐNGV, có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng thích ứng cao trước những nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng như trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
Với 6 nội dung để khảo sát thực trạng công tác kế hoạch hóa ĐNGV ở trường THPT Mê Linh qua phiếu đánh giá, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện biện pháp kế hoạch hóa ĐNGV
TT Nội dung đánh giá
Số lượng người cho từng
mức điểm Điểm
TB
Thứ bậc
1 2 3 4 5
1 Xây dựng kế hoạch hóa ĐNGV
phù hợp mục tiêu phát triển Nhà trường
0 3 14 40 13 3,9 3
2 Xây dựng kế hoạch hóa nguồn
CBQL, kế hoạch hóa tổ trưởng các tổ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo các đoàn thể
0 2 6 42 20 4,14 1
3 Xây dựng kế hoạch phát triển
ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
0 6 34 27 3 3,38 4
4 Triển khai thực hiện kế hoạch
hóa ĐNGV phù hợp mục tiêu phát triển Nhà trường
0 3 42 23 2 3,34 5
5 Thực hiện kế hoạch hóa nguồn
CBQL, kế hoạch hóa tổ trưởng các tổ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo các đoàn thể
0 2 13 40 15 3,97 2
6 Thực hiện kế hoạch phát triển
ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
0 16 36 18 3,03 6
Qua kết quả khảo sát trong bảng 2.14 và bảng 2.15 cho thấy công tác kế hoạch hóa ĐNGV của Nhà trường chỉ đạt mức trên trung bình. Chứng tỏ công tác kế hoạch hóa ĐNGV của Nhà trường còn những hạn chế.
Công tác kế hoạch hóa ĐNGV phù hợp mục tiêu phát triển Nhà trường về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV đã được xây dựng khá tốt với X = 3,9 đứng thứ 3 trong 6 tiêu chí. Việc triển khai thực hiện kế hoạch hóa ĐNGV phù hợp mục tiêu phát triển Nhà trường về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV đạt ở mức thấp hơn đứng thứ 5 trong 6 tiêu chí. Chứng tỏ những tồn tại cũ về số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV đã ảnh hưởng tới công tác triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường.
Công tác xây dựng kế hoạch hóa và triển khai thực hiện kế hoạch hóa nguồn cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng), kế hoạch hóa các tổ trưởng tổ chuyên môn, kế hoạch hóa cán bộ lãnh đạo các đoàn thể được đánh giá ở mức cao đứng thứ 1, thứ 2 trong 6 tiêu chí. Bởi hằng năm, cuối mỗi năm học Nhà trường tiến hành rà soát, bổ sung kế hoạch hóa nguồn CBQL (Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng). Đầu năm học mới công tác kiện toàn tổ chức được tiến hành; Nhà trường tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ quản lý tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể nhằm tạo ra động lực phấn đấu, ý thức trách nhiệm trong công việc đồng thời thúc đẩy tạo ra hạt nhân mới trong ĐNGV.
Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức thấp hơn các tiêu chí khác. Nguyên nhân là do việc bồi dưỡng cho CBQL và ĐNGV về Quy định chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa thường xuyên, một số giáo viên chưa quan tâm tới chuẩn nghề nghiệp. Mặt khác, Sở GD & ĐT Hà Nội chưa yêu cầu các trường THPT thuộc ngoại thành nhất thiết triển khai Quy định chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mới được bắt đầu từ năm học 2010- 2011 nên đến nay vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và từng bước triển khai.