8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Về số lượng giáo viên
Theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT - BGDĐT - BNV, ngày 23/08/2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội Vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tỷ lệ giáo viên/lớp ở bậc THPT là mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 2,25 giáo viên. Như vậy, số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường so với định mức của Bộ trong những năm qua cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Số lượng ĐNGV của Nhà trường (Từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2011 - 2012) TT Năm học Tổng số lớp Tổng số CB, GV, NV Số lượng GV TS Định mức Thừa Thiếu 1 2007 - 2008 32 89 75 72 3 0 2 2008 - 2009 30 85 71 68 3 0 3 2009 - 2010 30 85 70 68 2 0 4 2010 - 2011 30 84 69 68 1 0 5 2011 - 2012 30 81 66 68 0 2
(Nguồn: Trường THPT Mê Linh)
Qua bảng 2.3 ở trên cho thấy số lượng giáo viên của nhà trường từ năm 2007 - 2008 đến năm 2010-2011 thừa so với định mức của Bộ. Năm 2011- 2012 số lượng giáo viên thiếu 02 so với định mức của Bộ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác kế hoạch hóa phát triển ĐNGV của nhà trường còn hạn chế do điều kiện khách quan. Những năm trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Phúc Nhà trường chưa được trao quyền tự chủ nên phải nhận số lượng giáo viên do Sở Giáo Dục & Đào Tạo điều động. Trước khi sáp nhập về Hà Nội có sự luân chuyển một số giáo viên nhưng số chuyển đi Vĩnh Phúc và số chuyển về trường tương đương nhau. Mặt khác, khi trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội Nhà trường được trao quyền tự chủ nên giữ ổn định mô hình trường 30 lớp. Số lớp giảm đồng thời số lượng giáo viên giảm là do có một số giáo viên đã đến tuổi nghỉ hưu và một số giáo viên chuyển trường. Năm học 2011-2012 số lượng giáo viên thiếu nhưng chưa được bổ sung ngay do chưa có chỉ tiêu tuyển dụng. Việc thừa hay thiếu giáo viên đều gây ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường. Điều này cho thấy, sự cần thiết phải làm tốt công tác kế hoạch hóa ĐNGV mang tính chiến lược cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường.