Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Kiểm tra và đánh giá ĐNGV là một trong những chức năng của quản lý. Đặc biệt, đánh giá chất lượng ĐNGV là một trong những công việc không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý của các chủ thể quản lý và của công tác tổ chức cán bộ nói chung.

Kiểm tra và đánh giá hoạt động của ĐNGV vừa có tác dụng phòng ngừa, vừa có tác dụng thúc đẩy các hoạt động của ĐNGV theo đúng hướng phát triển giáo dục.

Đánh giá ĐNGV không những chỉ để nhận biết thực trạng mọi mặt của ĐNGV mà còn dự báo về tình hình chất lượng ĐNGV, từ đó vạch ra những kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao chất lượng ĐNGV. Mặt khác, kết quả đánh giá ĐNGV là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm đảm bảo tiêu chuẩn đội ngũ.

Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Như vậy, có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện”[9, tr. 35].

Theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, về chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, Giáo viên THPT được thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đảm bảo đạt các yêu cầu theo 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí cụ thể như sau: [4]

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

Trong đó tập trung trọng tâm vào việc đánh giá các năng lực cụ thể của giáo viên tập trung vào các tiêu chuẩn 3, tiêu chuẩn 4 và tiêu chuẩn 6.

Đánh giá ĐNGV được hiểu là việc so sánh kết quả hoàn thành công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Nếu kết quả đánh giá giáo viên thấp thì cần phải có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, còn nếu giáo viên đạt kết quả cao thì sẽ được khen thưởng, đề bạt một cách công bằng, xứng đáng.

Trong quá trình đánh giá sự hoàn thành công việc của giáo viên cần sử dụng các phương pháp thu nhập thông tin, phân tích, đánh giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác định của cá nhân hay tổ chức mang tính chất định kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)