Nhận thức của giáo viên về vai trò và ý nghĩa của tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 58)

Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học theo mẫu phiếu số 2 (câu 1). Với mỗi vai trò, ý nghĩa chúng tôi khảo sát ở 3 mức độ (M1: rất quan trọng; M2: tương đối quan trọng; M3: không quan trọng). Kết quả được phản ánh cụ thể trong bảng sau đây:

Bảng 2.9. Nhận thức của giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học TT Vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học Mức độ (%) Rất quan trọng Tương đối quan trọng Không quan trọng 1 Hình thành tính kỷ luật tự

giác, thói quen và nền nếp 80 20 -

2 tính tự giác, tích cực, chủ 87,5 12,5 -

động, sáng tạo trong học tập Giúp học sinh rèn luyện

3 được cách học tập, làm việc, 72,5 15 12,5

tư duy khoa học suốt đời

4

Hình thành và phát triển nhân

cách học sinh 80 20 -

5

Giúp học sinh tự biến đổi và

tự hoàn thiện nhân cách 65 35 -

Giáo viên của nhà trường đều nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học. Trong đó, giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập được đánh giá ở mức độ rất quan trọng cao nhất (87,5% giáo viên); đối với các vai trò khác như hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập; hình thành và phát triển nhân cách học sinh cũng được 80% giáo viên thống nhất ở mức độ rất quan trọng..

Tuy nhiên, còn 35% giáo viên đánh giá vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học trong việc tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách học sinh chỉ ở mức tương đối quan trọng. Đặc biệt còn 12,5% giáo viên đánh giá vai trò không quan trọng của biện pháp giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học suốt đời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 58)