Nhận thức của học sinh về vai trò và ý nghĩa của tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 45)

Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động tự học là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Khi nhận thức đúng đắn, HS luôn có ý chí cố gắng vươn lên, tự giác trong học tập, tự tìm và tự tạo cho mình cơ hội để thực hành, luyện tập. Ngược lại, khi không nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, HS sẽ chỉ học với tính chất đối phó nên không thực sự cố gắng vượt qua các trở ngại trong quá trình tự học dẫn đến kết quả học tập không cao hoặc có khi thất bại trong việc học tập.

Tự học là một quá trình tự giác, chủ động và tích cực của mỗi HS. Để có thể tự học tốt thì một trong những yếu tố quan trọng là mỗi HS phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của việc tự học. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả trả lời của HS được trình bày trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Ý kiến của học sinh về vai trò và ý nghĩa của tự học

Nội dung về tác dụng của tự học

Mức độ đánh giá Rất đồng ý (%) Đồng ý (%) Phân vân (%) Không đồng ý (%)

1. Tự học giúp HS tìm ra phương pháp học để đạt kết quả

cao trong học tập 81.6 16.7 1.4 0

2. Tự học giúp HS khi gặp những bài khó, những dạng

bài tập lạ HS cố gắng tự mình giải được bài 80.2 17.7 1.7 0 3. Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để

trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV 73.8 22.1 2.8 1.3 4. Tự học giúp HS mở rộng kiến thức và củng cố kiến

thức sâu sắc hơn 64.3 30.6 5.2 0

5. Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

tốt hơn 43.3 38.8 14.5 3.4

6. Tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc độc

lập, chủ động, tích cực và khoa học 50.7 36.0 12 1.3 7.Tự học từ nhỏ giúp hình thành năng lực tự học suốt đời 54.6 39.1 6.3 0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, phần lớn HS tham gia khảo sát này nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tự học đối với việc tiếp thu kiến thức cũng như kết quả học tập của bản thân. Cụ thể, có 81,6% HS trả lời rằng:

“Tự học giúp HS tìm ra phương pháp học để đạt kết quả cao trong học tập”;

tương tự có 80,2% HS được hỏi cho rằng “Tự học giúp HS khi gặp những bài khó, những dạng bài tập lạ HS cố gắng tự mình giải được bài”. Việc tự học không chỉ giúp cho HS nắm bắt kiến thức tốt hơn mà còn giúp các em có khả năng tự nghiên cứu, suy nghĩ và tìm hiểu tài liệu để có thể trả lời được các câu hỏi khó và làm các dạng bài tập, có 73,8% HS rất đồng ý với ý kiến rằng: “Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để trả lời các câu hỏi và làm

bài tập của GV”. Ngoài ra tự học còn giúp các em HS khắc sâu và mở rộng

đồng ý với ý kiến rằng: “Tự học giúp HS mở rộng kiến thức và củng cố kiến thức sâu sắc hơn” và 43,3% rất đồng ý rằng: “Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế tốt hơn”

Qua kết quả nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, về mặt nhận thức phần lớn HS của trường THCS Mông Ân đều thấy được tầm quan trọng của vấn đề tự học đối với việc tiếp thu kiến thức và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; tự học còn giúp các em HS có phương pháp học tập chủ động và tích cực trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức hình thành kỹ năng kỹ xảo. Tự học ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của HS, đồng thời hình thành nên năng lực tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu suốt đời ở mỗi người.

Bên cạnh những HS có nhận thức tốt thì vẫn còn một bộ phận HS có nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề tự học. Cụ thể là, có 14,5% HS phân vân và 3,4 HS không đồng ý rằng: “Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế tốt hơn”; có 13,3% HS phân vân và không đồng ý cho rằng “Tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc độc lập, chủ động, tích cực và khoa học” và 4,1% HS phân vân, không đồng ý rằng “Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV”. Với nhận thức như vậy thì những HS này khó có thể có lòng say mê, vượt mọi khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lứa tuổi HS THCS chiếm một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn chuyển biến từ trẻ em sang người lớn. Về tư duy, HS THCS đã có khả năng phân tích, tổng hợp, liên tưởng phức tạp hơn. Tư duy trừu tượng và tư duy độc lập dần chiếm ưu thế; ghi nhớ máy móc giảm dần thay vào đó là ghi nhớ logic và ghi nhớ ý nghĩa. HS lứa tuổi THCS cũng bắt đầu hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, nhân cách phù hợp cho hình thành năng lực tự học của các em để tạo nền tảng cho các em phát triển năng lực ở mức độ cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 45)