Trường THCS xã Mông Ân, trước đây là trường cấp II xã Mông Ân, được thành lập năm 1973. Ra đời trong thời kỳ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tập trung toàn lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, trường đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em các dân tộc xã Mông Ân. Từ khi thành lập trường cho đến nay đã có 11 Hiệu trưởng quản lí trường có trình độ đào tạo là Trung cấp, Cao đẳng và Đại học sư phạm, người Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy giáo Hoàng Lên. Các thế hệ Hiêụ trưởng đều tâm huyết với nghề, vượt qua nhiều khó khăn trong thời chiến tranh, cũng như trong thời hòa bình nhiều năm trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Từ năm học 1978 - 1979, trường cấp II xã Mông Ân sát nhập với trường cấp I xã Mông Ân thành trường Phổ thông cơ sở xã Mông Ân. Trong những năm khó khăn về kinh tế của thời kỳ trước đổi mới, trường Phổ thông cơ sở xã Mông Ân vẫn duy trì tốt nền nếp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm học 1991-1992, trường THCS xã Mông Ân được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở xã Mông Ân.
Trường THCS xã Mông Ân thuộc thôn Nà vò, xã Mông Ân, là xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Trường có vị trí gần trụ sở Ủy ban nhân dân xã Mông Ân và cách trung tâm huyện 14 km.
Đảng uỷ và chính quyền xã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục của xã nói chung và các hoạt động giáo dục của trường nói riêng. Các đoàn thể quần chúng của xã và Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường đã thực sự quan tâm đến các hoạt động giáo dục của trường. Phụ huynh HS hoàn toàn sinh sống bằng nghề nông, còn rất nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng luôn quan tâm đến việc học tập của các con em mình, 100% học sinh của trường có đủ sách, vở và đồ dùng học tập tối thiểu.
Cùng với sự phát triển chung của kinh tế - xã hội địa phương, phát huy truyền thống của trường, nhà trường luôn hoàn thành chỉ tiêu chất lượng các mặt giáo dục trường là trường có chất lượng về học lực xếp loại trung bình của huyện. Học lực 2008-2009 Giỏi: 2/122 đạt 1,6%; Khá: 35/122 đạt 28,7%; Trung bình: 71/122 đạt 28,7%; Yếu: 11,5%. Năm học 2011-2012 Giỏi: 7/97 đạt 7,22%; Khá: 29/97 đạt 29,9%; Trung bình: 58/97 đạt 59,7%; Yếu: 3,09%. Số HS tốt nghiệp THCS tham gia thi vào các trường Trung học phổ thông tiếp tục tăng. Nhà trường tham gia đầy đủ các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do nghành, địa phương tổ chức có những HS là vận động viên của huyện tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Từ khi thành lập trường đến nay đã có rất nhiều HS học dưới mái trường nay đã là cán bộ chủ chốt của xã, có HS là sĩ quan cao cấp trong Quân đội.
Hiện nay, trường được quyền sử dụng 3896,7m2
đất, bình quân 32m2/học sinh. Trường có điện lưới quốc gia, có nguồn nước sạch đủ sinh hoạt
cho toàn trường. Trường có đủ phòng học để HS học một ca. Các phòng học có đủ bảng, bàn ghế dùng cho HS THCS. Có đủ phòng ở cho HS nội trú, tuy nhiên các phòng học chức năng còn thiếu nhiều. Kinh phí chi cho cải tạo cơ sở vật chất và các hoạt động giáo dục của trường còn hạn hẹp.
Năm học 2012-2013, trường có tổng số 16 CBQL, GV và nhân viên. (cán bộ quản lí 2, giáo viên 10, nhân viên 4). Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đều thường trú tại huyện Bình Gia (trong đó: tại xã Mông Ân: 2/17, chiếm 11,7%, của thị trấn và các xã khác: 14/16, chiếm 87,5%). Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tâm huyết với nghề, quan tâm tới học sinh, đoàn kết tốt trong cơ quan. Đa số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh. 3 đến 4/11 đạt 27% số giáo viên đã từng đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Chiến sĩ thi đua cơ sở, giám khảo hội giảng của huyện.
Học sinh của trường chủ yếu là con em các dân tộc của xã Mông Ân và thôn Bản Phân của xã Hoàng Văn Thụ, 100% là dân tộc Tày và dân tộc Nùng. Các em trung thực, có ý thức thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, nội quy của trường, yêu thích các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, biết phụ giúp gia đình các công việc vừa sức các em, có những em còn là lao động chính của gia đình. Nhiều học sinh gặp một số khó khăn trong học tập. Học sinh ở 2 thôn Nà Cưởm cách trường 12 Km, thôn Viên Minh cách trường 10 Km thôn Đồng Hương (xóm Nà Cam). Cách trường 7 km). Nhiều HS ngoài giờ học ở trường ít có thời gian tự học ở nhà. Đa số HS không có máy tính cầm tay, chưa được làm quen với máy vi tính nên các em chưa có điều kiện ứng dụng các tiện ích của những thiết bị này vào học tập. Các em ít được giao lưu nên chưa mạnh dạn khi tham gia các hoạt động tập thể. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của các em còn rất nhiều hạn chế.