Biện pháp thứ 5: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt kế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 87)

tập của học sinh

Ý nghĩa của biện pháp:

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.

Thực tiễn cho thấy, sự thành công trong giáo dục của các nước trên thế giới bắt nguồn từ sự nhận thức đúng vai trò, vị trí của giáo dục đối với sự phát triển quốc gia. Do vậy, người ta đầu tư nhiều tiền của cho giáo dục để đổi mới hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường, mà bản chất là đổi mới về điều kiện và phương pháp giảng dạy, học tập.

Sẽ không có kết quả học tập - tự học tốt nếu không đảm bảo về cơ sở vật chất. Các thiết bị kỹ thuật của nhà trường có vai trò làm cầu nối giữa kiến thức và thực tiễn, giữa việc học tập đi đôi với thực hành. Ngày nay, kiến thức người học cần lĩnh hội không chỉ đơn thuần là các khái niệm, các định luật… mà bao gồm cả những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu, tìm ra các khái niệm, định luật. Chính nhờ có các phương tiện kỹ thuật mà tính tích cực, tính tự giác của người học được phát huy, làm cho quá trình nhận thức trở nên tự nhiên và sâu sắc.

Với vai trò quan trọng như đã nêu trên, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp và tạo điều kiện cho HS tự học, phải được xem là một đòi hỏi

có tính khách quan, là yêu cầu mà nhà trường cần phải thực hiện nếu muốn thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh của mình.

Nội dung biện pháp :

Khai thác các phương tiện và các điều kiện hiện có

Phương tiện, thiết bị dạy học bao gồm những phương tiện, đồ dùng dạy học như: Sách, thiết bị thí nghiệm tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật, các thiết bị kỹ thuật, máy chiếu, rađio, catset, máy vi tính, máy chiếu bản trong, máy chiếu qua đầu…. Đó là những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quá trình đào tạo, là những phương tiện mà học sinh và thầy giáo sử dụng để nâng cao hiệu quả truyền thụ và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả các phương tiện cần phải căn cứ vào kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo cần lập kế hoạch khai thác sử dụng tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học. Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng liều lượng và thời gian hợp lý, song không nên chỉ lo bảo quản mà không giám khai thác, sử dụng, nhất là để học sinh sử dụng trong học tập.

Bố trí lịch thực hành trên các phương tiện kỹ thuật (máy vi tính), thí nghiệm và thực hành môn học theo phương châm lý thuyết gắn với thực hành để nâng cao chất lượng học tập của học sinh và đúng phân phối chương trình. Với mỗi học sinh phải có góc học tập, đảm bảo thời gian tự học theo kế họach, có đầy đủ đồ dùng học tập, có kế hoạch cho học sinh được làm thí nghiệm và sử dụng thiết bị dạy học tại phòng thí nghiệm nhà trường.

Các biện pháp bổ sung phương tiện và tạo điều kiện

Sách giáo khoa, tài liệu học tập cần cung ứng đủ và kịp thời ngay từ đầu năm học. Các trường thành lập tủ sách dùng chung để giải quyết khó khăn cho những đối tượng chính sách, học sinh thuộc diện hộ đói, hộ nghèo, gia đình vùng sâu, vùng xa được mượn sách giáo khoa theo từng năm.

Hàng năm có kế hoạch bổ sung sách tham khảo cho thư viện để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh mượn, nâng cao chuyên môn và nghiên cứu sâu về môn mình phụ trách, phục vụ cho các kỳ thi mà hoc sinh PTTH phải trải qua.

Lập kế hoạch mua sắm bộ thiết bị thí nghiệm chuẩn theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT để phục vụ cho các bài thực hành trong phân phối chương trình. Hàng năm phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, có đánh giá, trao giải, khen thưởng kịp thời.

Nếu có điều kiện xã hội hoá việc xây dựng trường lớp, thì nên xây dựng thêm các phòng học bộ môn, liên môn để học sinh học tập tốt hơn.

Trao đổi với cha, mẹ học sinh để gia đình tạo điều kiện cho con, em có góc học tập, có thời gian tự học theo kế hoạch, vui chơi, giải trí, giúp bố, mẹ…, và đặc biệt không cần đi học thêm nhiều, thực hành ngay vào việc giải các bài tập, vận dụng ngay kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, hướng dẫn và bảo ban con trẻ hàng xóm, bạn bè…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 87)