Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 91)

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của HS trường THCS Mông Ân, huyện Bình Gia chúng tôi đưa ra 5 biện pháp quản lý nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường nói chung và của HS nói riêng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm, chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá của 16 cán bộ quản lý là những cán bộ quản lý, GV giỏi

Biện pháp 1 Biện pháp 3 Biện pháp 4 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỰ HỌC Biện pháp 2 Biện pháp 5

về chuyên môn trong nhà trường về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

Tên biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần % Cần % ít cần % Không cần thiết % Rất khả thi % Khả thi % ít khả thi % Không khả thi %

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tự học.

98,0 2,0 0 0 93 6 1 0

2. Giúp đỡ cho học sinh hình thành kỹ năng lập kế hoạch tự học và tự học có hướng dẫn, có ý chí tự học, tự nghiên cứu. 91 8 1 0 93,3 5 1.7 0 3. Định hướng, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo động cơ để học sinh tự học, tự nghiên cứu

93,3 6,7 0 0 86,6 12,4 1 0

4. Hoàn thiện biện pháp quản lý trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học

90 9 1 0 89 8 3 0

5. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt kế hoạch tự học của học sinh

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý: các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ cao, đều từ 90% trở lên. Đặc biệt đối với biện pháp Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tự học và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt kế hoạch tự học của học sinh được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ đều là 95 - 98%. GV đánh giá ở mức độ ít cần thiết với tỷ lệ là 01% đối với các biện pháp giúp đỡ cho học sinh hình thành kỹ năng lập kế hoạch tự học và tự học có hướng dẫn, có ý chí tự học, tự nghiên cứu và hoàn thiện biện pháp quản lý trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học. Đánh giá ở mức độ không cần thiết với tỷ lệ là 0% .

Về tính khả thi của các biện pháp quản lý: mặc dù cũng được đánh giá ở mức độ rất khả thi tương đối cao, nhưng so với mức độ rất cần thiết thì thấp hơn. Biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tự học được đánh giá mức độ rất cần thiết là 98%, nhưng đánh giá về tính khả thi thì mức độ rất khả thi chỉ đạt 93% hay biện pháp định hướng, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo động cơ để học sinh tự học, tự nghiên cứu mặc dù 93,3% đánh giá là rất cần thiết, nhưng đánh giá ở mức độ rất khả thi chỉ đạt 86,6%. Ngược lại, biện pháp tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt kế hoạch tự học của học sinh được đánh giá ở mức độ rất khả thi là 97%, nhưng đánh giá về mức độ cần thiết thì mức độ rất cần thiết chỉ đạt 95%...

Như vậy, hầu hết các biện pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi nhưng giữa ý tưởng trở thành hiện thực còn gặp nhiều khó khăn.

Từ các kết quả khảo nghiệm, có thể nhận xét như sau:

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học được đề xuất là cần thiết với điều kiện thực tế của trường THCS Mông Ân.

Các biện pháp được đề xuất mang tính khả thi, trong điều kiện được quan tâm chỉ đạo và tổ chức đồng bộ.

Đặc biệt, trong công tác quản lý hoạt động tự học đối với học sinh vùng sâu, vùng xa đang sinh sống tại những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ có những trở ngại lớn nhất định, không thể dập khuôn máy móc mà căn cứ vào điều kiện cụ thể, môi trường sống và sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp.

Nhận xét chung:

Sau khi tập hợp, tổng hợp số phiếu điều tra thu về cho thấy: Để quản lý hoạt động tự học của HS trường THCS Mông Ân là rất cần thiết và phải khẩn trương tiến hành 5 biện pháp nêu trên và các biện pháp này đều có tính khả thi cao, trong đó mỗi một biện pháp được thể hiện bằng các tỷ lệ điều tra theo từng mức độ cụ thể.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ các nội dung đã được đề cập ở các chương cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của HS trường THCS Mông Ân, chúng tôi đã hoàn thành mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra của luận văn và đưa ra một số kết luận, khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)