Biện pháp thứ 4: Hoàn thiện biện pháp quản lý trong nhà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 84)

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học

Ý nghĩa của biện pháp: Các biện pháp quản lý trong nhà trường được hoàn thiện, tác động đến cả thầy và trò từ đó kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm cho học sinh thích tìm hiểu và nghiên cứu khoa học

Quản lý hoạt động học tập trên lớp

Học sinh khi lên lớp phải hoàn thành tốt các bài tập, các vấn đề mà giáo viên đưa ra, giao cho học sinh tự đọc, tự học ở nhà từ những tiết trước. Ngoài ra, học sinh cần xem trước bài sẽ học và đặt câu hỏi về những kiến thức mới trong sách giáo khoa khi mình đọc sách ở nhà.

Khi học tập ở trên lớp học sinh phải tập trung nghe, ghi chép các nội dung chủ yếu, cơ bản, chấp hành sự hướng dẫn và điều khiển của thầy. Tích cực phát biểu ý kiến đối với các vấn đề hay câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Tăng thời gian trao đổi giữa giáo viên và học sinh trong giờ học trên lớp để người học phát huy tính tích cực sẽ có tác dụng tốt đến hiệu quả tự học (100% ý kiến giáo viên cho rằng đây là biện pháp có hiệu quả).

Đối với giáo viên thì không giảng đơn thuần theo kiểu đọc lại sách giáo khoa, chỉ giảng những nội dung cơ bản, chủ yếu, rút ra từ sách giáo khoa và thực tế xung quanh làm hấp dẫn, gây cảm xúc ở người học.

Tăng cường các hình thức kiểm tra, đánh giá trong giờ học, động viên khuyến khích kịp thời học sinh, tổ, nhóm khi lên lớp. Duy trì nề nếp việc đánh giá nhận xét lớp học trong sổ ghi đầu bài và rút kinh nghiệm sau mỗi giờ học, tuần học.

Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh

Nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với hội cha, mẹ học sinh để quản lý học sinh học tập ngoài những buổi đến trường: Giáo viên chủ nhiệm lớp quản lý việc học tập của học sinh lớp mình phụ trách thông qua đội ngũ cán bộ lớp, sự theo dõi của mình và sự trao đổi với giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm lớp tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập của học sinh tại nhà, kết hợp với cha, mẹ học sinh giám sát việc thực hiện kế hoạch thời gian biểu nhằm tạo thành nếp học có hiệu quả cho học sinh và con cái họ. Khi thực hiện theo đúng kế hoạch do học sinh tự lập nên và tự đánh giá kết quả học tập của mình. Mỗi học sinh cần có sổ ghi kết quả học tập, tự phân tích lý do chưa đạt kết quả tốt, có kế hoạch phấn đấu cho từng môn học.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là không bắt buộc, nhưng theo chúng tôi nó sẽ mở rộng tầm hiểu biết và đào sâu tri thức của từng học sinh. hoạt động này có thể thực hiện bằng những hình thức như: Tổ chức toạ đàm, thảo luận theo chuyên đề theo từng môn học hay chuyên đề về phương pháp học tập của học sinh: Giới thiệu sách tham khảo của từng môn trong thư viện…. Khuyến khích học sinh học mọi lúc, mọi nơi, mọi cách, mọi nội dung và học mọi người.

Phối hợp hoạt động của các tổ chức nhằm thúc đẩy việc học tập của học sinh như giao lưu văn hoá, toạ đàm, thăm quan, trao đổi kinh nghiệm học tập với các học sinh học tốt trong và ngoài nhà trường để thu hút học sinh vào hoạt động học tập.

* Tổ chức thực hiện:

3.3.4.1. Quản lý giờ học trên lớp

Học sinh có mặt trước giờ học 15 phút để cùng nhau trao đổi bài và chuẩn bị tư thế học chính thức (trong một tuần có thể dành vài buổi cho việc sinh hoạt tập thể như: tập hát, đọc báo, kể chuyện….). Không nên duy trì hình thức cán sự bộ môn lên bảng ghi lại tất cả các bài tập về nhà, mà nên tổ chức trao đổi theo từng nhóm (Mỗi nhóm có một vài em học khá giỏi).

Đảm bảo đủ thời gian quy định cho một tiết học (45 phút), và thời gian nghỉ giữa hai tiết là 10 phút, có như vậy HS mới đủ điều kiện tâm sinh lý để tiếp thu tốt bài học.

3.3.4.2. Phát huy tính tích cực của HS trong giờ học

Học sinh phải chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Theo ý kiến của GV trong trường thì việc chú ý nghe giảng, hay phát biểu xây dựng bài có tác động tốt tới hiệu quả tự học, không có ý kiến nào cho rằng nó không hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng tự học. GV kết hợp việc giảng dạy bài mới và kiểm tra bài cũ và động viên những em tích cực phát biểu xây dựng bài bằng cách cho điểm (lấy điểm kiểm tra miệng). Giữ gìn trật tự, không làm việc riêng.

3.3.4.3. Đảm bảo các điều kiện cho giờ học

Phải đảm bảo các điều kiện phục vụ học tập như: Tập giấy nháp (bắt buộc phải có), sách, vở, dụng cụ học tập, giấy kiểm tra…Lớp học sạch sẽ, sáng sủa, bảng đen, bàn ghế ngay ngắn…

3.3.4.4. Giáo viên bộ môn quản lý tiết học

Ở mỗi tiết học, GV bộ môn phải chịu trách nhiệm trước nhà trường trong việc quản lý và tổ chức lớp học. Nắm được số HS vắng mặt, bao quát được trật

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 84)