Biện pháp thứ 3: Định hướng, khuyến khích giáo viên đổi mớ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 78)

pháp dạy học theo hướng tạo động cơ để học sinh tự học, tự nghiên cứu

Ý nghĩa của biện pháp: Đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chính, đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục, vì vậy phải quản lý, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong; luôn có ý thức vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ như nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh cách học và tự học đạt kết quả cao.

Nội dung biện pháp:

- Việc cải tiến phương pháp dạy học rất quan trọng, người giáo viên luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu cái mới, buộc họ phải năng động hơn, sáng tạo

hơn và giúp họ vượt qua những thói quen lối mòn mà người học luôn cảm thấy nhàm chán, có cải tiến phương pháp dạy học mới tạo cho HS thay đổi hướng tư duy, HS cảm nhận được bài học sinh động hơn, hứng thú học tập hơn, nắm vững kiến thức hơn và tự tin hơn, thể hiện được tính độc lập khả năng khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả hơn. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm, chịu khó nghiên cứu, học tập, cập nhật thông tin thường xuyên.

- Giúp HS phương pháp học: Vì người biết cách học chính là người thông thái nhất.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhiều khi gặp khó khăn trong việc học tập hoặc tiếp thu một vấn đề nào đó. Điều đó cũng dễ hiểu bởi lẽ không ai trong chúng ta giỏi một cách toàn vẹn ở tất cả mọi vấn đề. Ta có thể xem xét lại cách thức chúng ta vẫn dùng để học những vấn đề khó trong học tập.

Để tìm được cách học hiệu qủa nhất, học sinh cần hiểu rõ về: - Bản thân mình

- Khả năng học của mình

- Cách học hiệu quả mà học sinh đã từng dùng

- Đam mê, kiến thức, bộ môn và những vấn đề muốn học

Có thể tiếp thu vấn đề này khá dễ dàng, nhưng ngược lại gặp khó khăn trong việc tiếp thu một vấn đề khác. Tuy nhiên, mọi việc học tập đều có điểm chung, chúng bao gồm các bước cơ bản dưới đây:

- Bắt đầu với những kinh nghiệm học tập đã có - Liên hệ với việc học tập đã học

- Cân nhắc, xem xét quá trình và những vấn đề học tập

Cùng nhìn lại cách học đã đúng chưa, xây dựng kế hoạch có phù hợp với sở trường không, thích hợp với điều kiện chưa từ đó tìm ra được những thay đổi, điều chỉnh trong cách học để việc học đạt hiệu quả hơn.

Trong quá trình dạy – tự học, để thể hiện có hiệu quả vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, người cố vấn, trọng tài và là “Người cổ vũ” thì người GV phải cải tiến phương pháp giảng dạy của mình theo hướng “dạy học tích cực – lấy HS làm trung tâm”. Người dạy phải luôn quan tâm hàng đầu đến việc dạy cách học, chú trọng cá nhân hóa việc học, phát triển ở HS kỹ năng và năng lực học tập độc lập, tự tìm tòi, nghiên cứu. Tạo điều kiện để trò tự điều chỉnh hành vi và nhận thức của mình. Khổng tử nói: “Chú ý làm cho sáng cái đức của người ta, chứ không chỉ đem cái biết của mình mà trao cho người ta”

Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Phương pháp dạy học mà các đồng chí nêu ra nói gọn lại là: Lấy người học làm trung tâm; nói cho cùng, phương pháp này tích cực. Sự tích cực thể hiện ở chỗ nó có chiều sâu, nó tạo cơ hội cho người học phát huy được trí tuệ, tư duy, óc thông minh. Giúp cho người học phương pháp tự học và lòng ham học….Phương pháp này là cực kỳ quý báu bởi lẽ nó giúp cho người học sau khi ra đời vẫn muốn và có thể tiếp tục tự học mãi…

Để việc cải tiến phương pháp giảng dạy được tiến hành thường xuyên, có định hướng rõ ràng thì cần phải có các biện pháp tổ chức và quản lý thích hợp.

Tổ chức thực hiện:

Cần quán triệt trong tập thể cán bộ GV nhà trường về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy đối với việc nâng cao kết quả học tập của HS. Cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực đang là vấn đề quan tâm của toàn ngành và toàn xã hội, nó nhằm bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nó làm cho lớp học trở thành nơi giao tiếp thường xuyên giữa trò và trò (dưới sự hướng dẫn của thầy) và giữa trò với thầy. HS không còn thụ động với việc truyền đạt kiến thức của thầy mà trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, từ tìm hiểu, phân tích, xử lý để tìm ra “cái chưa biết”, tự tìm ra được kiến thức, chân lý.

Trong điều kiện hiện nay tránh tư tưởng phủ định sạch trơn các phương pháp dạy học truyền thống, cần thống nhất quan điểm khoa học là

“cái” nào “cách” ấy, nói khác là nội dung nào phương pháp ấy. Cần phải kế thừa những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan…mặt khác phải biết lựa chọn, áp dụng những yếu tố thích hợp của phương pháp dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS, từng bước chuyển từ lối dạy thụ động, truyền thụ một chiều, thầy dạy trò ghi nhớ phổ biến hiện nay thành “Thầy dạy – trò tự học, tự nghiên cứu” tạo ra năng lực tự học của HS.

3.3.3.1. Cải tiến việc soạn bài

Giáo án – kế hoạch cho một bài giảng, tiết học, nó thể hiện tường minh quan điểm, phương pháp giảng dạy, chính vì vậy cải tiến việc soạn giáo án là khâu quan trọng và có thể kiểm soát được để đổi mới phương pháp dạy học.

Để soạn được giáo án tốt, GV cần thực hiện các yêu cầu sau: - Nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa

- Nghiên cứu kỹ sách GV để nắm vững yêu cầu về nội dung, kỹ năng cần đạt, phương pháp giảng dạy đối với đối tượng học tập

- Nghiên cứu kỹ sách bài soạn, đây là những gợi ý chung nhất về nội dung, phương pháp đối với mỗi bài học

- Mỗi giáo án dù trình bày dưới hình thức nào cũng phải đạt các yêu cầu như:

+ Về mục tiêu cần đạt gồm: Kiến thức (Bao nhiêu đơn vị kiến thức); kỹ năng, tư duy, thái độ tình cảm

+ Ứng với mỗi mục tiêu nêu trên thì thứ tự tổ chức trên lớp như thế nào? Cần bao nhiêu thời gian? Dùng phương pháp gì? Dùng phương tiện dạy học nào? Cần nguồn kinh phí là bao nhiêu? (Nếu có) yêu cầu để kiểm tra sẽ như thế nào, bằng phương pháp gì?

+ Bài tập tự học cho HS về nhà như thế nào?

Nếu dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp thì hệ thống câu hỏi phải đạt các yêu cầu sau:

- Mang tính vừa sức (HS có thể trả lời được). Nên hỏi từ dễ đến khó. - Có tính gợi mở, tính định hướng (nhằm vào nội dung gì trong bài) - Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, không mập mờ (chỉ hiểu theo một ý)

- Câu hỏi phải kích thích được tư duy của HS. Khi hỏi HS các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tự học, có 84% ý kiến co rằng:

Trong khi giảng bài, thầy phải đặt nhiều câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. Vấn đề đặt câu hỏi của GV đứng lớp là vấn đề “Cơm ăn, nước uống” hàng ngày của GV và nó là vấn đề muôn thủa nên đã làm nhiều GV coi thường nó. Để khắc phục tình trạng đó, nhằm tạo cho hệ thống câu hỏi đảm bảo các yêu cầu trên, GV cần chú ý các loại câu hỏi sau:

- Loại câu hỏi thực hiện chức năng củng cố tri thức và các kỹ năng, kỹ xảo - Loại câu hỏi nhằm phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, đào sâu kiến thức - Loại câu hỏi ứng dụng các tri thức đã học vào thực tế

3.3.3.2. Đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức

Thay đổi dần phương pháp truyền thụ kiến thức, từ yêu cầu thấp đến yêu cầu cao đối với HS theo trình tự sau:

- Mức độ 1: Trong khi giảng bài, GV nêu ra các vấn đề cần quan tâm giải quyết trong tiết học (nội dung tri thức cần đạt được) và giúp đỡ HS cách thức tiến hành để giải quyết vấn đề đó (thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS phải trả lời)

- Mức độ 2: GV nêu vấn đề, HS tự tìm tòi, nghiên cứu (dưới sự hướng dẫn của thầy) để giải quyết vấn đề thầy nêu ra

- Mức độ 3: HS tự nêu ra vấn đề trên cơ sở tự đọc SGK và đề xuất luôn phương pháp giải quyết vấn đề đó (mức độ này thầy trở thành người tổ chức, hướng dẫn, trọng tài, cố vấn cho trò). Thực tế hiện nay cũng chỉ có một số GV áp dụng phương pháp dạy ở mức độ thứ nhất.

3.3.3.3. Xây dựng mối quan hệ hợp tác thầy – trò, trò – trò

Thay đổi dần mối quan hệ thầy trò trong khi lên lớp, tạo ra bầu không khí lao động hợp tác. “Người học và người dạy phụ thuộc lẫn nhau. Trong

nhà trường không có sư phạm uy quyền mà chỉ có sư phạm của tình bạn dân chủ, nhằm gây được hứng thú học tập cho HS, tạo điều kiện cho các em suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận được nhiều hơn, chuyển dần từ việc tiếp thu kiến thức thụ động thành chủ động.

“Học thầy không tày học bạn” do đó trong một tiết học, với điều kiện cho phép cần tổ chức cho HS được trao đổi với nhau trong nhóm, những nội dung phù hợp, qua đây HS có thể giải quyết các khúc mắc mà vì lý do thời gian, hoặc tâm lý các em chưa thể giải đáp được.

3.3.3.4. Thực hiện dạy học phân hóa cá thể trong từng tiết học

Mỗi người học là một thế giới riêng biệt, ở họ có các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, sở trường, nguyện vọng, ý chí khác nhau. Do vậy cần chú ý tới cá biệt hóa quá trình dạy học – tức là phân chia HS theo đặc điểm, những khả năng khác nhau để có cách dạy thích hợp, đảm bảo việc tiếp thu kiến thức được dễ dàng.

3.3.3.5. Hướng dẫn bài tập tự học ở nhà

Sau mỗi tiết học GV nhất thiết phải để một thời gian thích hợp củng cố kiến thức và hướng dẫn đọc bài ở nhà (bao gồm các câu hỏi lý thuyết và các loại bài tập, sau đây gọi là bài tập tự học (BTTH).

Việc ra BTTH cho HS là một cách thức chủ yếu nhằm đảm bảo chất lượng tự học. Tại sao vây? Do đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS, ý thức tự giác chưa cao, chưa có “Chiến lược học tập” rõ ràng, nếu không có yêu cầu cụ thể của GV thì các em đó sẽ không biết học gì, học như thế nào trong thời gian ở nhà.

Xcatkin nói: “Học sinh có hai con đường lĩnh hội kiến thức: Một con đường là lĩnh hội từ bài giảng và các hình thức dạy học khác do GV điều khiển trực tiếp; Một con đường khác là tự tìm kiếm, tự khám phá. Phối hợp hai con đường này là sự phối hợp giữa dạy trên lớp và giao BTTH cho HS”

Những BTTH đó đưa HS vào hoàn cảnh bắt buộc là phải tìm kiếm con đường và giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ mà GV đưa ra. Bài tập tự học sẽ

tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho HS;tập cho các em làm quen với hoạt động tự học, giáo dục ý thức trách nhiệm và giúp đỡ cho các em chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu bài học. Khi giao BTTH cho HS cần chú ý:

BTTH cần thiết cho tất cả các môn chưa không phải riêng cho các môn có liên quan đến kỹ năng toán (Toán - lý - hóa)

Do trình độ HS khác nhau nên việc ra BTTH phải chú ý đến nhiều loại, có dễ, có khó; như vậy mới kích thích được tính tích cực độc lập sáng tạo của tất cả các đối tượng trong lớp.

BTTH phải phù hợp mục đích và nhiệm vụ của bộ môn, phù hợp với nội dung chương trình.

BTTH phải phù hợp với quỹ thời gian, vốn hiểu biết của HS và phát triển theo hướng : mức độ khó ngày càng cao

BTTH học sinh phải diễn tả tối thiểu tường minh ra vở để thầy giáo có thể kiểm tra, kiểm soát được.

Giáo viên cần nắm vững BTTH tuy đa dạng, phong phú song có thể chia làm mấy loại sau:

+ BTTH củng cố kiến thức + BTTH rèn luyện kỹ năng

+ BTTH mở rộng đào sâu kiến thức + BTTH lĩnh hội tri thức mới

+ BTTH tìm tòi sáng tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn (Trang 78)