7. Kết cấu của luận văn
2.1.5. tài Công an nhân dân
Không chỉ quan tâm tới thế hệ thanh niên, nhà báo Trần Bạch Đằng còn có rất nhiều bài viết bàn về lực lƣợng công an nhân dân. Nếu nhƣ khi đất nƣớc còn ngập chìm trong khói lửa chiến tranh, anh bộ đội cụ Hồ luôn hiển hiện trong các bài báo của Trần Bạch Đằng, thì trong thời bình ông lại gửi gắm niềm tin vào lực lƣợng công an nhân dân. Trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc, với cƣơng vị công tác đặc biệt của mình, Trần Bạch Đằng luôn đƣợc “nằm gai nếm mật” với những con ngƣời mà sau này họ đã trở thành những tên tuổi lẫy lừng của ngành công an nhƣ các đồng chí Trần Quốc Hoàn, Phạm Hùng, Lê Thanh Vân, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm, Nguyễn Tài... Những con ngƣời này đã để lại trong ông niềm tin về đức độ, tài năng. Niềm tin ấy giờ đƣợc ông chuyển sang cho lớp chiến sỹ trẻ, những ngƣời đang ngày đêm đổ xƣơng máu, trí tuệ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cuộc sống bình an cho nhân dân. Bài viết về lực lƣợng công an nhân dân của Trần Bạch Đằng kể có đến hàng trăm. Những bài báo đƣợc nhà xuất bản Công an nhân dân tập hợp lại in trong cuốn “Thanh kiếm và lá chắn” (2004) chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó.
Có thể nói hiếm có nhà cách mạng lão thành nào dành tình cảm tin yêu, trân trọng đối với ngành công an nhƣ ông. Mỗi bài là một nỗi trăn trở, một phát hiện về khía cạnh nào đó của ngành này. Khi thì ông tâm tình, vỗ về, lúc thì khắc khoải, động viên anh em vƣợt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Ông nhƣ ngƣời anh cả dạn dày sƣơng gió truyền lại cho đàn em còn non dại những kinh nghiệm mà mình đã trải qua trong một hành trình đầy bão táp, phong ba.
Trong bài Nghề công an22, ông viết: “Chọn nghề công an, tức là chọn trách nhiệm, chọn phần gian khổ trong sự nghiệp xây dựng đất nước, tức gắn chặt đời mình với nghĩa vụ. Một lần chọn có nghĩa là không dứt ra được nữa, cho đến khi hết khả năng phục vụ. Chọn tức là yêu, hơn cả yêu, đam mê. Không đam mê thì tốt nhất đừng chọn công an, không phải một ngành kinh tế, không phải một ngành biểu diễn. Lợi và danh không có duyên với ngành công an. Làm kinh tế còn có lợi ích thứ
49
ba, làm công an chỉ có một lợi ích: Giữ cho mọi công dân bình yên ngay khi họ ngủ. Biểu diễn văn nghệ được vỗ tay, làm công an không thể để tiếng hoan hô kích động...”. Nếu không phải ngƣời có đạo đức trong sáng, không yêu ngành công an, Trần Bạch Đằng khó có thể viết lên những lời gan ruột nhƣ thế.
Để giúp ngƣời chiến sĩ công an nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, nhà báo Trần Bạch Đằng còn đi tìm định nghĩa “Công an là gì?”. Đã có rất nhiều khía cạnh đƣợc ông đề cập tới, và khía cạnh nào cũng đúng, bởi kèm theo đó là những lập luận hết sức thuyết phục.
Trong bài Công an, nhà mô phạm 23,ông chỉ rõ: “Công an, người mô phạm và là người mô phạm giữa thanh thiên bạch nhật, một tượng đắp nổi ở mọi nơi của thành phố: ngã tư, công viên, khu buôn bán. Công an, người mô phạm ở các hẻm, các xóm hẻo lánh, thậm chí chỉ trước mặt có mỗi một tên gian cần lợi dụng người công an, giữa bóng tối cực dày”. Lý do ông đƣa ra cực kỳ chính xác và thực tế: “Trăm con mắt nhìn ngó người công an giao thông, công an kinh tế khi chấp hành công tác. Rất có thể không ai lên tiếng, liền tại chỗ hay tố cáo sau này, những hiện tượng tài xế chở hàng lậu mời công an điếu thuốc lá ngoại, một tách cà phê, một cốc bia hoặc bắt tay thân ái kèm theo cái gì đó cộm cộm, hay bằng hấp háy mắt… nhưng chắc chắn người chứng kiến sự việc sẽ thở dài buồn bã”.
Một định nghĩa khác: “Công an, nhà giáo dục”24, câu mở đầu ông viết:
“Chuyên chính vô sản đồng thời thực hiện hai chức năng: trấn áp và giáo dục”.
Sau đó, ông khẳng định: “Công an – bộ phận của chuyên chính vô sản – biểu hiện tập trung nhất tính chất nhân đạo ấy”. Tiếp theo, ông lý giải: “Ngành công an không đứng trên bục giảng với tấm bảng và viên phấn, với các giáo án về khoa học tự nhiên hay xã hội. Ngành công an thể hiện chức năng sư phạm của mình bằng cách riêng, tức là bằng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ngành gánh vác. Về mặt đó, chắc không dễ tìm một nhà giáo toàn năng như ngành công an, tôi nói đến tất cả
23 Trần Bạch Đằng (2004), Thanh kiếm và lá chắn, Nxb Công an nhân dân, tr.53.
50
các hoạt động của ngành và từng thành viên trong ngành”. Để minh chứng cho lập luận “chắc nhƣ đinh đóng cột” ấy, ông dẫn chứng: “Chúng ta có thể kể ra vô số trường hợp cho phép ngành công an và người công an đóng vai trò sư phạm tuyệt vời, ngay cả khi cần phải thực hiện một biện pháp cứng rắn. Một số lưu manh cướp giật ư? Tác dụng giáo dục ở đây là trừng phạt thích đáng tên cướp giật, có khi phải đổ máu nữa. Sẽ không có giá trị giáo dục nếu người công an không lao ra giành lại của cải bị cướp cho dân”.
Còn ở “Công an, nhà cải tạo” 25, tác giả nhấn mạnh: “Cải tạo tức cảm hóa, thuyết phục. Dù nhà tù hay nơi lao động cưỡng bức, môi trường đó phải phục vụ cho yêu cầu cải tạo. Đây là một công việc công phu, khoa học, kiên trì, nhón nhẹ, bao gồm nhiều mặt, mà mặt bao trùm là chúng ta quyết đánh bật những thói tật với cả tấm lòng. Không phải “tấm lòng” riêng lẻ của từng cán bộ, chiến sĩ ngành công an tự thân thấm nhuần tấm lòng ấy, nó là thuộc tính của ngành”.
Đối với những ngƣời đã và đang làm trong ngành công an đọc những bài báo “đƣợc viết bằng trái tim” của Trần Bạch Đằng nhƣ thế này, thì chắc chắn họ sẽ có cơ hội đánh giá đúng sai bản thân mình. Đối với những ngƣời sẽ trở thành công an, sẽ làm trong ngành công an, những bài báo trên chẳng khác gì cuốn cẩm nang hữu ích chỉ lối đƣa đƣờng cho họ. Còn đối với ngƣời đọc chúng ta, chúng ta sẽ nhận thức đƣợc một chân dung công an toàn diện, đích thực mà thƣờng ngày, lúc này hay lúc khác đã bị che mờ. Khả năng định hƣớng nhận thức và cảm xúc chính là ở đó. Khi nhắc đến những bài báo này, TS.Hoàng Văn Quang đã nhận xét một cách rất hình ảnh: “Bài nào cũng là máu, là thịt của ông. Chúng như những bậc thang nhỏ nhoi đưa con người ta đến với những bến bờ hạnh phúc”.