Viết nhiều, viết nhanh, viết sắc

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4.Viết nhiều, viết nhanh, viết sắc

Những năm tháng cuối đời, Trần Bạch Đằng nổi bật là cây bút chính luận sắc sảo. Chính ở lĩnh vực này, câu ngạn ngữ “gừng càng già càng cay” ứng với ngòi bút của ông. Không chỉ viết nhiều, viết nhanh mà tiêu chí ông đƣa ra khi đặt bút là “phải biết chọn vấn đề, phải viết hợp lòng dân và đặc biệt “không viết bài mà chẳng ai muốn đọc”. Trƣớc khi để “những con chữ chảy ra đầu ngọn bút” , trong đầu nhà báo Trần Bạch Đằng đã suy nghĩ chín muồi.

Nhận xét về phong cách viết chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, ông Quang Thông – Tổng biên tập báo Thanh Niên cho biết: “Ông dùng từ ngữ rất chắt lọc. Chúng tôi biết rõ một điều là từ lúc phác thảo ý tưởng đến lúc ông viết, chuyển đến cơ quan báo là cả một sự chiêm nghiệm, suy ngẫm và có những điều chỉnh, sửa chữa rất “dữ”. Ông không bao giờ xem nhẹ hoặc để cho bài viết thoáng qua như một cách bày tỏ cảm xúc mà đối với ông, bài viết thực sự là chắt chiu, là công trình nho nhỏ được đầu tư tới chốn chứ không nửa vời”. Ông Khƣơng Hồng Minh, trung tá, Phó Ban Thƣ ký tòa soạn báo Công an TP. HCM cho biết: “Những người biên tập từng có thời gian dài xử lý bài của Trần Bạch Đằng đều có chung cảm giác nhàn nhã, tự tin, sảng khoái và yên tâm. Đó là vì bài của ông hầu như không phải can thiệp gì nhiều về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện”. Bà Trần Hồng Ánh,

71

con gái ông cũng chia sẻ, có lần bà đã so sánh thử bản thảo đầu tiên với bản cuối cùng ông gửi đăng báo thì không thấy thay đổi bao nhiêu, chỉ sửa một số tƣ̀, hoặc dấu phẩy dấu chấm.

Khảo sát trên ba tờ Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, Công An TP.HCM, trung bình mỗi ngày Trần Bạch Đằng viết khoảng 04 bài. Đặc biệt, vấn đề nào càng nóng, bài viết của ông xuất hiện càng nhiều. Chẳng hạn, về vấn đề chống tham nhũng hết sức nóng bỏng, cấp thiết, ông có tổng cộng 93 bài viết; về vấn đề Quốc hội họp, chất vấn và trả lời chất vấn, ông có 38 bài; về vụ án Năm Cam ông có 32 bài, và 23 bài viết xoay quanh vấn đề an toàn giao thông – nỗi nhức nhối của toàn xã hội v.v.. Cũng xin lƣu ý là những con số này chỉ mang tính chất tƣơng đối vì ngoài ba tờ báo kể trên, ông còn viết trên nhiều tờ khác. Ở độ tuổi tám mƣơi nhƣng các tác phẩm của ông, phần nhiều là báo chí chính luận vẫn xuất hiện đều đều trên các báo. Không phân biệt báo lớn hay báo nhỏ, báo trung ƣơng hay địa phƣơng, … cứ mời là ông viết.

Do viết đều đặn hằng ngày trên nhiều tờ báo nên thƣ ký phải lên lịch viết bài cho ông. Căn cứ vào thời điểm báo ra, báo nào ra trƣớc, viết trƣớc, báo nào ra sau viết sau. Ít ai biết rằng, trong những chuyến đi nƣớc ngoài khá dài ngày, nhà báo Trần Bạch Đằng cũng không có thời gian ngơi nghỉ. Ban ngày ông đi, quan sát, thu thập tài liệu, ghi chép và kiểm tra lại, để làm dẫn chứng cho các bài viết của mình. Đến tối, ông ngồi viết, fax về nƣớc cho thƣ ký kịp đánh máy rồi gửi đi. Vì thế, các tờ báo ông cộng tác vẫn có bài của ông để đăng ngay chứ không phải chờ đến lúc ông về.

Một lý do giúp Trần Bạch Đằng viết nhiều, viết nhanh là vì ông có một “công nghệ sản xuất bài” khá độc đáo. Nhà báo Đinh Phong kể lại: Ông đọc cho thƣ ký này ghi lại bài đã viết… trong đầu. Sau đó lại đọc cho thƣ ký khác chép bài thứ hai và cứ nhƣ vậy, ông viết đƣợc nhiều bài trong ngày và không lẫn lộn các nội dung cho từng đối tƣợng, từng báo” [62]. Trong những ngày sức khỏe của ông xấu đi, bắt buộc ông nằm viện dài ngày, bài viết của ông vẫn xuất hiện đều đặn trên nhiều tờ báo cùng lúc.

72

Từ ngày 23/3 – 7/4/2007, tức chƣa đầy mƣời ngày nữa, ông vĩnh biệt mọi ngƣời đi về cõi vĩnh hằng, nhƣng cái tên quen thuộc Trần Bạch Đằng vẫn xuất hiện trên báo nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí thƣ Lê Duẩn. Đó là bài Để có một “đội quân tóc dài” đăng trên báo Phụ Nữ TP.HCM; bài đăng hai kỳ liên tiếp trên báo Công An TP.HCM Anh Ba – một con người như mọi con người tƣởng nhớ vị lãnh đạo kiệt xuất mà vô cùng gần gũi, giản dị và bài Anh Ba: Trăn trở và tìm tòi đăng trênbáo Thanh Niên v.v…

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng trên hai phƣơng diện: nội dung và nghệ thuật viết chính luận, có thể nhận thấy một số đặc điểm cơ bản sau.

- Về nội dung: Tác giả Trần Bạch Đằng tập trung vào các mảng đề tài: Chính trị , Kinh tế, Chống tham nhũng, Thể thao, Công an nhân dân, Quốc tế… Những điều Trần Bạch Đằng “bình” thƣờng là chuyện “vĩ mô”, đụng chạm một cách rất rõ ràng đến những ngƣời lãnh đạo các cấp trong bộ máy của Đảng và Nhà nƣớc, nhƣng lập luận rất sắc sảo và có trách nhiệm, cho nên đƣợc đông đảo bạn đọc đón nhận. Bài viết của Trần Bạch Đằng chƣa bao giờ bị chê bai, phê phán, kể cả từ phía các cơ quan quản lý báo chí từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Về nghệ thuật: Thể hiện ở cách chọn Góc tiếp cận mới, lạ; Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tác phẩm; Sử dụng ngôn ngữ tác phẩm; Cách thức thể hiện chính kiến… Bài viết của Trần Bạch Đằng thƣờng ngắn, ngôn ngữ sắc sảo, giàu sức bật của tri thức.

Từ những kết luận trên, luận văn có thể nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng qua bốn đặc trƣng cơ bản: Luận bàn về những vấn đề lớn, bức xúc, liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, dân tộc; Đậm chất văn chƣơng; Giàu tố chất Nam bộ; Viết nhiều, viết nhanh, viết sắc.

Đây cũng là cơ sở để luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm về cách ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận từ nhà báo Trần Bạch Đằng ở chƣơng tiếp theo: chƣơng 3.

73

CHƢƠNG 3: HỌC CÁCH ỨNG XỬ VĂN HÓA VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 70)