Tài Chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. tài Chống tham nhũng

Chống tham nhũng luôn là vấn đề nhức nhối của mọi quốc gia trên thế giới. Xã hội càng phát triển, tính chất, quy mô của các vụ tham nhũng càng phức tạp, rộng lớn hơn. Xác định tham nhũng là “mối nguy dân tộc” nên cứ hễ ở đâu có tham nhũng thì ở đó có “chiến sĩ” Trần Bạch Đằng dùng ngòi bút chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Chống tham nhũng – tự thân nó đã là đề tài thƣờng xuyên thu hút sự chú ý của mọi ngƣời. Ở bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội đều có nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Dù là sự kiện nhỏ hay lớn, dù liên quan đến cá nhân hay một tổ chức xã hội, nhà báo Trần Bạch Đằng cũng không bao giờ bỏ qua.

Có thể nói những bài báo chính luận bàn đến đề tài này của Trần Bạch Đằng xuất hiện dày đặc trên các báo, đặc biệt là ba tờ báo ông viết nhiều nhất mà luận văn này đã giới thiệu. Ngày nào, giờ nào, ông cũng đau đáu dõi theo tình hình đất nƣớc. Tháng nào, năm nào cũng xuất hiện bài viết chống tham nhũng của ông trên báo chí.

44

Trong bài Đừng “giơ cao đánh khẽ”! 14., ông kêu gọi công cuộc chống tham nhũng phải đƣợc thực hiện một cách quyết liệt, rốt ráo: “Thà đau một lần để khỏi đau dai dẳng, nhất là khỏi rơi vào cảnh bất ngờ”. Ông cũng chỉ ra rằng: “Bài học không thiếu, kinh nghiệm cũng khá phong phú. Vấn đề là có thật quyết tâm loại tham nhũng – bất kể từ ai, càng quyền to thì tội càng nặng – hay chỉ “giơ cao đánh khẽ”, hăm he đủ điều…”.

Truy tìm căn nguyên sâu xa của tệ nạn tham nhũng, Trần Bạch Đằng tiếp cận và lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có một góc độ mà ông, ngƣời đại diện cho tiếng nói của nhân dân, “không thể không căm giận” bởi “những ngƣời thực hiện chống tham nhũng chƣa căm ghét tham nhũng đúng mức”. Nó giải thích vì sao càng hô hào chống tham nhũng thì tham nhũng càng lộng hành. Do đó, ông phê phán quyết liệt: “Nếu chống tham nhũng với bầu máu lạnh tanh, thà đừng nhắc đến chống tham nhũng cho đỡ xấu hổ! Nếu chống tham nhũng mà “mở cửa” cho tham nhũng đột nhập, dung dưỡng tệ tham nhũng… thì một trăm nghị quyết cũng như không”15. Tham nhũng, đó là “bọn xâm lƣợc” từ bên trong vô cùng nguy hiểm mà nhân dân ta phải biết căm giận nhƣ từng căm thù giặc cƣớp nƣớc, bán nƣớc.

Năm 2006, ở độ tuổi xƣa nay hiếm (80), nhà báo Trần Bạch Đằng vẫn canh cánh trong lòng về căn dịch bệnh của xã hội. Ông nói lên sự thật để cảnh tỉnh chúng ta: “Trong danh sách những quốc gia mà nạn tham nhũng hoành hành có mức nặng nề, thật đau lòng, Việt Nam nằm trong tốp cuối cùng – không phải là nước tham nhũng số một, nhưng là nước mà nạn tham nhũng đang đe dọa toàn diện sự phát triển kinh tế cùng đạo đức xã hội – không thể không xem đó là điều nhục” 16. Ông cũng xác định: “Không diệt trừ một số hang ổ tham nhũng, nhất là những hang ổ lớn thì nỗ lực chung của chúng ta sẽ bị vô hiệu hóa, thậm chí bị phản bội – phản bội ở ý nghĩa cao nhất của từ này”.

14Bài đã dẫn, báo Thanh Niên, ngày 09/08/2000.

15Bài Không thể không căm giận!, báo Công An TP.HCM, ngày 1/12/2001. 16 Bài Nã đại bác vào tham nhũng, báo Thanh Niên, ngày 1/1/ 2006.

45

Không chỉ nhắc đến tệ nạn tham nhũng nói chung, nhà báo Trần Bạch Đằng còn quan tâm đến những vụ án tham nhũng “tày trời” nhƣ Lã Thị Kim Oanh, Mai Thanh Hải, PMU18 v.v.. Sau khi phân tích, mổ xẻ vụ PMU18, ông kết luận rằng, đó là kết quả của một loạt sai lầm, kể cả sai lầm đề bạt cán bộ17. Ông cũng thẳng thắn phê bình: “Đảng cần xem vụ trọng án như một điển hình để có bài học xác đáng. Đúng ra, cái giá quá đắt này hoàn toàn có thể loại trừ ngay từ đầu nếu không bị che chắn – và che chắn khá lộ liễu”. Cuối cùng, ông bày tỏ thái độ hi vọng Đảng và nhà nƣớc ta “đánh tới chấu” cái khối ung nhọt cực kỳ tai quái này. Đó cũng là một yêu cầu bức xúc, nóng bỏng của xã hội.

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 43)