Cuộc đời sự nghiệp báo chí Trần Bạch Đằng

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Cuộc đời sự nghiệp báo chí Trần Bạch Đằng

Trần Bạch Đằng tên thật là Trƣơng Gia Triều sinh ngày 15 tháng 7 năm1926 tại ấp Bến Bạ, xã Thạnh Hƣng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nƣớc, Trần Bạch Đằng sớm thừa hƣởng truyền thống yêu nƣớc và hiếu học của gia đình.

Năm 1943, Trần Bạch Đằng đƣợc kết nạp Đảng Cộng Sản Đông Dƣơng khi mới 17 tuổi. Tháng 3 năm 1945, với tƣ cách là Bí thƣ khu Ngã Sáu Chợ Lớn kiêm ủy viên Ban chấp hành Tổng công đoàn Nam bộ, ông tích cực vận động lực lƣợng thanh niên, sinh viên và nhân sĩ trí thức Nam Bộ yêu nƣớc tham gia xây dựng lực lƣợng cách mạng, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

Tháng 12 năm 1945, khi Trần Bạch Đằng đang làm chính trị viên của bộ đội Bình Đăng thuộc Mặt trận số 4 (Nam Sài Gòn) thì ông đƣợc lệnh cùng một số đồng chí tham gia củng cố Đảng bộ Sài Gòn Chợ Lớn. Năm 1946, khi Thành uỷ ra báo

Chống xâm lăng, đồng chí Trịnh Đình Trọng đƣợc cử làm Chủ nhiệm, Trần Bạch Đằng lúc này là ủy viên thƣờng vụ Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, phụ trách Tuyên huấn kiêm nhiệm chức Thƣ kí tòa soạn và thƣờng viết xã luận, bình luận thời sự.

Sau ngày 23/9/1945, Pháp dần dần chiếm đƣợc các tỉnh lỵ và một số địa bàn trọng điểm của Nam bộ, trong đó có Sài Gòn. Dƣới sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn và mặt trận Việt Minh, phong trào báo chí công khai có tên là “Báo chí thống nhất” ra đời chống chủ trƣơng của địch tách Nam bộ ra khỏi nƣớc Việt Nam thống nhất và ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Phong trào hoạt động rất sôi nổi, có ảnh hƣởng sâu rộng ở Nam bộ, quy tụ đƣợc gần 20 tờ báo. Trần Bạch Đằng

27

vừa làm cho tờ Chống xâm lăng, vừa tham gia chỉ đạo phong trào này, góp phần quan trọng làm thất bại chủ trƣơng lập “Nam kỳ quốc” của thực dân Pháp.

Năm 1947, trong Đại hội thành lập Liên đoàn Thanh niên thống nhất toàn Nam Bộ, Trần Bạch Đằng là đại diện cho Thanh niên cứu quốc đƣợc giới thiệu vào Ban chấp hành Liên đoàn thanh niên Nam Bộ. Lúc đó, với tƣ cách là Trƣởng ban Thanh vận Xứ ủy, ông về vùng Đồng Tháp Mƣời, làm việc ở Văn phòng Xứ ủy và Kỳ bộ Việt Minh.

Cuối năm 1947, Khi Liên đoàn Thanh niên Nam Bộ chủ trƣơng phát hành tờ báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Liên đoàn thanh niên Nam Bộ, thì Trần Bạch Đằng và Hà Huy Giáp là những cây bút xuất sắc không thể thiếu của tờ Thanh Niên. Từ 1947 đến 1951, ông là chủ nhiệm một số tờ báo của Thanh niên Cứu quốc Nam bộ, Liên đoàn Thanh niên Nam bộ. Cuối năm 1951, Trần Bạch Đằng đƣợc Trung ƣơng Cục miền Nam phân công làm Chủ nhiệm tờ Nhân Dân miền Nam. Ngoài công tác chính ở tòa soạn, Trần Bạch Đằng còn giữ nhiều cƣơng vị quan trọng nhƣ Xứ đoàn trưởng Thanh niên cứu quốc Nam bộ, phó Ban Dân vận, phó đoàn Kiểm tra Trung ương Cục, phó Ban Tuyên huấn... Khi phụ trách Nhân dân miền Nam, Trần Bạch Đằng còn ra thêm phụ san Tiểu thuyết nhân dân và tờ Việt - . Hầu nhƣ số nào Trần Bạch Đằng cũng có bài đăng trên các tờ báo này. Các bài viết thời kì này của Trần Bạch Đằng tập trung vào việc tổng kết thực tiễn cách mạng, đề cao tình đoàn kết hữu nghị giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên - Xô, Trung Quốc. Ngoài ra các bài viết của ông còn đề cập đến các vấn đề về phát triển kinh tế nông nghiệp, về thuế, về dân quân tự vệ, về thanh thiếu niên, phụ nữ, trí thức, tôn giáo, đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam....

Những tờ báo trên trong thời gian Trần Bạch Đằng phụ trách đều có sự cải tiến mạnh mẽ. Số lƣợng phát hành không ngừng tăng lên. Ông sử dụng cả bộ đội, học sinh làm lực lƣợng phát hành, hạn chế đến mức thấp nhất sự bao cấp của Trung ƣơng Cục. Nhờ sự ủng hộ của đồng bào, đời sống của anh em làm báo đƣợc cải thiện rõ rệt.

28

Thực hiện chủ trƣơng tinh giản bộ máy cho phù hợp với tình hình chiến trƣờng Nam bộ, năm 1954, báo Cứu quốc Nam bộ sáp nhập với Nhân dân miền Nam. Sau Hiệp định Giơ - ne -vơ, Nhân dân miền Nam tự đình bản, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Nhà in Trần Phú đƣợc phân làm hai, một chuyển về Sài Gòn làm cơ sở in ấn của Xứ uỷ, một phần chuyển về Cà Mau. Trần Bạch Đằng nhận quyết định ở lại miền Nam, phụ trách tuyên huấn.

Thời kì này, ông tham gia chỉ đạo rất nhiều tờ báo, cả bí mật lẫn công khai ở Sài Gòn – Gia Định. Đáng chú ý nhất là các tờ Nhân loại, Ban mai, Tiếng chuông, Sài Gòn mới, Thần chung, Dân chủ... Có tờ ông trực tiếp viết bài. Nội dung chính chỉ đạo báo chí lúc đó là chống âm mƣu chia cắt lâu dài đất nƣớc của Mỹ - Ngô Đình Diệm. Ngoài ra, ông còn nhận lời phụ trách trang thời sự cho tờ Buổi sáng của Mai Lan Quế. Ở tờ báo này ông thƣờng kí bút danh Văn Lê. Mục Tổng tào lao của ông rất đƣợc bạn đọc yêu thích (Tổng ở đây dùng để ám chỉ Tổng thống Ngô Đình Diệm).

Cũng trong năm 1954, Xứ ủy chủ trƣơng xuất bản tờ Hoà bình thống nhất và giao cho Trần Bạch Đằng phụ trách chung. Hòa bình thống nhất in rô-nê-ô, 8 trang, khổ lớn, đăng tin tức các vùng tự do, tố cáo tội ác của Mỹ và tay sai, đấu tranh đòi thực hiện dân chủ, cải thiện dân sinh, phản ánh đời sống tốt đẹp của nhân dân miền Bắc XHCN.

Khi Ngô Đình Diệm đƣợc Mỹ giúp sức dẹp đƣợc thế lực thân Pháp trong quân đội, cảnh sát, Bình Xuyên và các thế lực tôn giáo, chúng ráo riết tiến hành đàn áp cách mạng. Trƣớc sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Sài Gòn, Xứ ủy đã ra chỉ thị cho tờ Hoà bình thống nhất tạm thời đóng cửa. Các nhà báo cách mạng ai bị lộ thì điều lắng, số còn lại chuyển nghề khác chờ thời cơ. Trần Bạch Đằng cùng các cơ quan đầu não của Xứ uỷ phải tạm lánh sang Nam Vang (Phnompênh - Campuchia) vào đầu năm 1957…

Đầu năm 1959, Trần Bạch Đằng đƣợc bầu làm Tổng thƣ kí của Hội những ngƣời kháng chiến cũ. Hội chủ trƣơng ra tờ Vùng lên in ở Phnompênh đƣa về Sài Gòn. Trần Bạch Đằng đảm nhiệm các mục xã luận, bình luận. Từ đầu năm 1960,

29

sau phong trào Đồng Khởi ở Nam bộ, các cơ sở cách mạng dần đƣợc phục hồi, Xứ ủy quyết định trở về Việt Nam. Các vùng giải phóng lúc này đã đƣợc mở rộng, lực lƣợng cách mạng ngày càng lớn mạnh, nhân dân từng bƣớc giành lại thế làm chủ tại nhiều vùng nông thôn. Xứ ủy Nam bộ gấp rút huy động cơ sở vật chất xây dựng Đài Phát thanh Giải phóng, củng cố Thông tấn xã Giải phóng, gây dựng và phát triển hệ thống báo chí cách mạng. Ngoài việc chỉ đạo chung ngành tuyên huấn ở Miền Nam, Trần Bạch Đằng còn tham gia viết bài cho Đài Phát thanh Giải phóng, nội san Học tập, báo Tiền phong, báo Giải phóng... Ông kí nhiều bút danh nhƣ Trần Quang, Đại Nghĩa.

Tháng 4.1965, Trần Bạch Đằng đƣợc bầu vào Khu ủy Khu Sài Gòn – Gia Định, tiếp tục phụ trách khối Tuyên huấn. Thực hiện chỉ thị của Đảng, Trần Bạch Đằng chỉ đạo báo chí tập trung vào một số nội dung đấu tranh chính: Kêu gọi quần chúng nhân dân đoàn kết ủng hộ cách mạng, đòi Mỹ cút về nƣớc, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, thực hiện tự do dân chủ, bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc... Ông chỉ đạo xuất bản các tờ Ngọn cờ Gia Định, Cờ Giải Phóng, Tri thức mới. Đồng thời ông vận động kí giả yêu nƣớc, những chủ báo tiến bộ, tạo điều kiện cho các nhà báo cách mạng tham gia viết bài. Ông chủ trƣơng ra một số tờ báo công khai dƣới vỏ bọc một nhà báo tƣ nhân. Đáng kể trong số này có các tờ Hồn trẻ của Thành Đoàn thanh niên, Tin văn của Đảng ủy văn hoá văn nghệ.

Để có đƣợc chiến thắng 30/04/1975, sự đóng góp của báo chí cách mạng và báo chí tiến bộ trong vùng địch tạm chiếm vào sự nghiệp giải phóng dân tộc là không nhỏ, trong đó có vai trò của Trần Bạch Đằng.

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nƣớc thống nhất, trƣớc cuộc sống bộn bề của vùng đất mới, với cƣơng vị thƣờng trực Ban Tuyên huấn Trung ƣơng cục, ông lại lao vào góp phần giúp đài Truyền hình sớm phát sóng, mở rộng quy mô hoạt động Thông tấn xã Giải phóng, xuất bản tờ Giải Phóng rồi Sài Gòn giải phóng. Ông còn cộng tác đắc lực, thƣờng xuyên với các tờ Đại đoàn kết, Văn nghệ, Tin sáng, Công giáo dân tộc sau này có thêm Tuổi trẻ TP.HCM, Công an TP.HCM...

30

Sau khi đi chữa bệnh ở Liên Xô, Hungari, Đức về, ông ở lại miền Bắc một thời gian. Ông có dịp đến khắp các huyện Bắc Bộ, kể cả những địa bàn xa xôi hẻo lánh nhƣ Mèo Vạc, đếm Hồ Ba Bể, Bản Trang, Vũ Thắng. Nhiều vùng đất đã để lại dấu ấn sâu đậm trong các bài viết của ông. Có những bài ký nổi tiếng nhƣ ở vùng cao Việt Bắc đƣợc đăng 5 kỳ trên báo Nhân dân (từ số 8639 ra ngày 5.1.1978 đến số 8643 ra ngày 10.1.1978).

Năm 1978, Trần Bạch Đằng trở lại TP.HCM. Đây là thời điểm Sài Gòn nói riêng, cả nƣớc nói chung gặp phải những khó khăn gay gắt, thiên tai dồn dập, Khmer Đỏ xâm lƣợc ở biên giới Tây Nam, vụ “nạn kiều”, sau đó chiến tranh xâm lƣợc biên giới phía Bắc. Trong tình hình đó, Trần Bạch Đằng liên tục viết bài cho các báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Tin sáng vạch trần âm mƣu phá hoại của kẻ thù, động viên nhân dân tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết một lòng vƣợt qua khó khăn. Trần Bạch Đằng đi khắp nơi, viết bài phản ánh đời sống mọi mặt của địa phƣơng, góp phần ổn định tƣ tƣởng trong nhân dân. Cũng trong thời gian này ông đã cho xuất bản hai cuốn tiểu thuyết dài, trong đó Ván bài lật ngửa

đƣợc chuyển thành kịch bản phim và là bộ phim dài tập đầu tiên của điện ảnh Việt Nam.

Từ năm 1985 trở về sau, ông chuyên tâm vào việc nghiên cứu và viết báo với sức làm việc khó ai sánh kịp. Ông còn có tên trong nhiều hội đồng khoa học và lý luận, biên soạn nhiều công trình lớn về văn hóa, xã hội, lịch sử của Việt Nam nhƣ

Mùa thu rồi ngày hăm ba, Chung một bóng cờ, nhất là Bộ Lịch sử Nam bộ kháng chiến. Cùng lúc, những bài báo của ông xuất hiện đều đặn trên khắp các báo, tạp chí: Nhân Dân, Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ TP HCM, Công An TP HCM, An Ninh Thế Giới, Pháp Luật TP.HCM, Nông Nghiệp Việt Nam... ; tạp chí Cộng sản, tạp chí Xưa & Nay, tạp chí Toàn Cảnh, tạp chí Đông Y, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tạp chí Phát triển kinh tế, tạp chí Tư tưởng – Văn hóa...

Trong những ngày cuối đời, nhà cách mạng – nhà báo Trần Bạch Đằng không hề lo lắng về bệnh tình mà luôn trăn trở về công việc. Ông viết báo ngay trên giƣờng bệnh, trong bệnh viện. Khi sức khỏe yếu dần, không thể tự tay cầm bút viết,

31

ông nằm đọc cho thƣ ký ghi chép lại. Đọc xong một câu, ông ngƣng lại, nghỉ mệt, rồi đọc tiếp. Cứ thế, ba ngày ông hoàn thành một bài viết trong cơn ho sặc sụa và hơi thở đứt quãng. Ngày 31/3/2007 là ngày ông hoàn thành bài viết cuối cùng với tựa đề: “Lê Duẩn chiến thắng xâm lược Mỹ” gửi các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, An Ninh Thế Giới, Quân Đội Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng5.

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)