Tài Chính trị-Xã hội

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. tài Chính trị-Xã hội

Làm báo đối với Trần Bạch Đằng là làm chính trị. Là một nhà báo, lại chuyên viết chính luận, hơn thế, chính là ngƣời làm công tác chính trị, nên đƣơng nhiên Trần Bạch Đằng luôn giành mối quan tâm lớn nhất tới mảng đề tài chính trị xã hội. Bà Trần Hồng Ánh – con gái của cố nhà báo Trần Bạch Đằng – kể lại: “Thời kỳ các nước Đông Âu sụp đổ , ông rất buồn… Ông buồn cho quốc gia họ “ một” nhưng lo lắng cho vận mệnh đất nước mình “mười”. Những lúc đó, viết là vũ khí tốt nhất để ông bày tỏ âu lo , đề xuất của mình đối với đất nước” . Nhƣng cái cách ông

bày tỏ âu lo không chỉ đơn giản là tấm lòng một chiến sĩ cộng sản yêu nƣớc thiết tha mà còn dựa trên sự am hiểu sâu sắc vấn đề ông đang đề cập tới, nắm chắc đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, phân tích tình hình, sự kiện thấu đáo để định hƣớng tƣ tƣởng, nhận thức cho ngƣời đọc một cách đúng đắn.

Trƣớc những sự kiện lớn nhƣ Đại hội Đảng, kỳ họp Quốc hội, bầu cử Quốc hội… đề ra đƣờng lối chính sách, quản lý, lãnh đạo và họp bàn về những vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nƣớc, nhà báo Trần Bạch Đằng luôn quan tâm, theo dõi sát sao. Những vấn đề nhƣ Nhân sự chủ chốt, Cải cách hành chính, Chất vấn và trả

38

lời chất vấn Quốc hội, Tiền lương, .. đƣợc ông tập trung luận bàn và đƣa ra nhiều kiến nghị, đề xuất quý báu.

Mở đầu bài Tiến tới Đại hội toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX: Nhân sự - vấn đề then chốt7, tác giả khẳng định nhân sự là “một bộ phận hữu cơ quyết định thành bại của Đại hội, bất kể ở cấp nào”. Theo tác giả: “Chính xã hội cùng bước đổi mới không ngừng của đất nước giữ tiếng nói rất quan trọng, không ai bảo ai song ai cũng chú ý đánh giá con người theo tập quán “chọn mặt gửi vàng”. Trong bài viết, ông dẫn chứng quan điểm của Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu: “nhất thiết không giới thiệu vào cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng những người thiếu bản lĩnh chính trị, có biểu hiện cơ hội, tham vọng, thiếu ý thức kỷ luật, mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng, làm việc kém hiệu quả, thiếu trách nhiệm với dân…”. Theo mạch tƣ duy này, tác giả bày tỏ chính kiến: “Bố trí nhân sự của Đảng Cộng sản dứt khoát không liên can đến hủ tục “truyền ngôi” hay chuyện “thâm cung” của phong kiến, “chạy chọt hành lang” hay sức ép tài phiệt của tư bản. Nhu cầu đất nước, tương lai dân tộc, vận mệnh lâu dài của Đảng, nguyện vọng sâu xa của Bác Hồ, lợi ích của nhân dân chính là những người ra mệnh lệnh tối cao”. Ông đề xuất: “…chọn nhân sự như chọn đội tuyển bóng đá – những cầu thủ giỏi nhất, tốt nhất, có kỹ năng riêng sắc sảo, trong lứa tuổi đủ độ nhạy và thể hiện tình đồng đội ở mức rất cao…”.

Cho đến sau này, nhà báo Trần Bạch Đằng vẫn dành nhiều thời gian trao đổi, bàn luận về vấn đề nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các thời đoạn lịch sử. Với ông “nhân sự vẫn là vấn đề nóng hổi”8. Bàn về chuyện nhân sự do Đảng giới thiệu ông nêu một chuyện có thật: “Có thể không phải tất cả người do Đảng giới thiệu ứng cử vào chức danh này, chức danh khác của cơ quan Nhà nước và các đoàn thể sẽ được xã hội chấp nhận”. Khi điều đó xảy ra, ông nói thẳng: “Đảng phải kiểm tra lại chất lượng của người mà Đảng giới thiệu”. Bởi“nếu giới thiệu đồng nghĩa với áp đặt thì dù người được Đảng giới thiệu có đắc cử đi nữa, cũng

7Bài đã dẫn, báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 23/3/2001. 8Bài đã dẫn, báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 23/12/2005.

39

khó làm tròn nhiệm vụ”. Với ông, khi bầu cán bộ vào một vị trí nào đó trong Đảng phải chú trọng đến năng lực của cán bộ đó và đƣa ra lập luận hết sức thuyết phục: “Nói năng lực của cán bộ là nói sự cô đặc của phẩm chất mà phẩm chất gồm hai bộ phận ngang nhau là tài và đức hoặc nói ngược lại là đức và tài. Chỉ một cái không làm nên cán bộ tốt”.

Trong những ngày lễ lớn, những dịp kỷ niệm trọng đại của dân tộc nhƣ ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc 30/4, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Quân đội nhân dân 22/12 v.v.., tác giả Trần Bạch Đằng luôn có những bài xã luận, bình luận đăng tải trên các báo.

23 năm sau ngày thống nhất đất nƣớc, Trần Bạch Đằng đã viết bài xã luận gây tiếng vang nhan đề Đạo lý của ngày 30/4/1975 9. Đầu tiên, bài viết nêu lý do:

“Sự kiện 30/4/1975 – ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta phải được hiểu như biểu tượng”. Tiếp theo, tác giả phân tích: “Xét ở tầm vừa, nó là quy trình tất yếu mở ra từ cuộc tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 cùng các chiến dịch nối tiếp ở cả hai miền Nam Bắc: đường Chín, Thành Cổ Quảng Trị, “Điện Biên Phủ trên không”, Hà Nội… Và lùi xa một chút, những Ấp Bắc, Bình Giã, Núi Thành… tất cả đều là con đẻ của cuộc đồng khởi vĩ đại 1959- 1960 với việc xuất hiện ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Tất nhiên, logic đòi hỏi chúng ta phải ngược thời gian về 9 năm kháng chiến chống Pháp với Điện Biên Phủ lẫy lừng, Tổng khởi nghĩa tháng Tám và đặc biệt ngày Nam Bộ kháng chiến năm 1945. Đó là quy trình của 30 năm chiến đấu vũ trang thời hiện đại, của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ”. Bằng lập luận đó, tác giả thể hiện thái độ, lập trƣờng dứt khoát của mình: “Tách ngày 30/4/1975 ra khỏi quy trình đó thì thật vô nghĩa…”. Đồng thời tác giả dẫn chứng về thất bại của hai đế quốc sừng sỏ Pháp và Mỹ tại Việt Nam. Ông chỉ ra nguyên nhân thất bại của Mỹ bằng một tƣ duy biện chứng: “Đánh với một đạo quân – đó là lối suy nghĩ của Mỹ.

40

Đánh với một dân tộc, đế quốc Mỹ chưa hề tính đến. MacNamara nói đúng: Mỹ dấn vào một nước mà Mỹ chưa hiểu… Chính phủ Mỹ không chấp nhận Hồ Chí Minh, không chấp nhận Nguyễn Hữu Thọ thì chỉ còn chấp nhận ngày 30/4/1975!”. Cuối cùng, tác giả khẳng định cái “đạo lý 30/4” sẽ luôn sống mãi cùng đất nƣớc Việt Nam.

Ngày 29/1/2000, chào mừng 70 năm sinh nhật Đảng, Trần Bạch Đằng viết bài bình luận trên báo Phụ Nữ: Đảng cộng sản Việt Nam 70 năm. Phần mở đầu, tác giả nói về tuổi thọ của các Đảng Cộng sản trên thế giới nhƣ Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Nga, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Indonesia và nhận định: “Đảng Cộng sản cầm quyền nhiều năm nhất cho đến hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, tính từ 1945”. Sau khi dẫn chứng bằng những thử thách Đảng đƣơng đầu trong chiến tranh giải phóng dân tộc, những yêu cầu mà Đảng phải giải quyết trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, tác giả kết luận: “Đảng Cộng sản lãnh đạo và cầm quyền là chuyện không có gì cần bàn cãi, ngay đối với những người vốn không ưa thích Đảng Cộng sản. Bởi một thực tế rất hiển nhiên là giả sử như ở Việt Nam không có Đảng Cộng sản thì cái gì xảy ra. Đảng Cộng sản phải đâu chỉ cần thiết trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ cần thiết ở chiến hào? Đảng Cộng sản cần thiết cho đất nước vào mọi tình huống, mọi thời kỳ”. Và để mãi duy trì đƣợc sự cần thiết của mình, Đảng Cộng sản phải dựa vào bí quyết – lời dạy của Bác Hồ: “Trung với nước, Hiếu với dân”. Nhà cách mạng – Nhà báo Trần Bạch Đằng tin tƣởng rằng: “Chỉ có một sự trong sạch tuyệt đối, một tấm lòng vì dân vì nước thì Đảng Cộng sản sẽ thong dong đi vào thế kỷ 21”.

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 37)