Cách ứng xử văn hóa của một nhà báo chuyên nghiệp, chuyên viết chính luận

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Cách ứng xử văn hóa của một nhà báo chuyên nghiệp, chuyên viết chính luận

3.1. Cách ứng xử văn hóa của một nhà báo chuyên nghiệp, chuyên viết chính luận luận

3.1.1. Ứng xử linh hoạt, uyển chuyển với môi trường truyền thông Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

Một nhà báo chính luận không chỉ giàu tƣ duy lý luận mà còn luôn sống trong thực tiễn, bắt mạch đƣợc nhịp thở của thời đại, của dân tộc, am hiểu sâu sắc tình hình đất nƣớc là bài học lớn nhất để ứng xử với môi trƣờng truyền thông của xã hội Việt Nam trong giai đoạn đổi mới.

Năm 1986, một “cuộc lột xác trong đời sống báo chí” đã đem lại cho báo chí Việt Nam diện mạo mới. Từ đây, báo chí thực sự đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu truyền thông của công chúng để từng bƣớc có những thay đổi thích hợp. Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1986, tờ Sài Gòn Giải phóng đã tóm tắt ý kiến góp ý của độc giả với báo chí nhƣ sau: độc giả đã “phê phán và nêu tác hại của việc báo chí tuyên truyền một chiều trong thời gian qua. Phê phán lối phản ánh cuộc sống theo kiểu chủ yếu là nói về thành tích, thậm chí thổi phồng thành tích, im lặng hoặc phớt lờ trƣớc nhiều khó khăn, tiêu cực. Từ sự phê phán đó, bạn đọc đã nêu ra những yêu cầu đối với báo chí trong việc thực hiện thông tin hai chiều, thông tin phải trung thực, khách quan, cụ thể và công khai hóa trên báo những vụ việc tiêu cực và các hình thức xử lý những tiêu cực đó49. Vốn là ngƣời làm công tác tuyên huấn giỏi, lại gắn bó hết mình với nghề làm báo nên hơn ai hết, Trần Bạch Đằng hiểu đƣợc trách nhiệm xã hội của nhà báo trong việc cung cấp thông tin. Ông rất nhạy trƣớc những thông tin, những vấn đề nóng bỏng vừa mới nảy sinh trong xã hội. Ông tìm cách viết uyển chuyển, mềm mại, sinh động và dễ hiểu để phù hợp với sự tiếp nhận của

74

công chúng nói chung. Tâm niệm dùng ngòi bút để chiến đấu trên trận địa báo chí, ông thấy nơi nào, lĩnh vực nào cần phải góp một tiếng nói để điều chỉnh, sửa đổi thì ông lao vào.

Dƣới thời bao cấp chứng kiến những khó khăn chất chồng của đất nƣớc, những khuôn mặt võ vàng vì thiếu ăn, bệnh tật, khi Đảng - Nhà nƣớc ta vừa tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc, ngay lập tức Trần Bạch Đằng lao vào tìm hiểu lĩnh vực kinh tế. Ông hiểu rằng phát triển tuy không phải là con đƣờng duy nhất, nhƣng là quan trọng nhất để đƣa nƣớc ta thoát khỏi đói nghèo.

Tập “Bút ký kinh tế” của ông xuất bản năm 1990 đúng vào thời điểm đất nƣớc đang bộn bề trong công cuộc đổi mới kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Bằng tầm nhìn sâu rộng của một ngƣời đã dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh tế, ông đã góp một tiếng nói hữu ích với từng địa phƣơng, tìm ra thế mạnh của từng vùng và kiến nghị, đề xuất những vấn đề then chốt nhằm giúp phát triển kinh tế, xã hội, đƣa địa phƣơng ấy đi lên.

Tuyển tập “Đổi mới đi lên từ thực tế” (1975-2000) tập hợp gồm trên 100 bài viết chính luận, trong đó có loạt bài kinh tế Chuyện Bến Tre, Chuyện Hải Phòng, Chuyện Hà Nội, Chuyện Hải Hưng, Chuyện Hà Tây, Chuyện Quảng Ninh… là những suy tƣ, trăn trở, cảm xúc của ông ở những nơi ông đặt chân đến, đƣợc đông đảo bạn đọc đón nhận khi vừa đăng báo. Đến Bến Tre, ông trăn trở với sự ách tắc về đƣờng bộ và đề xuất cần phát triển giao thông đƣờng thủy, kinh rạch, sông biển là hệ thống giao thông thuận lợi của Bến Tre. Ông cũng nhìn thấy ở nơi đây thế mạnh phát triển kinh tế vƣờn, biến vƣờn tạp thành vƣờn kinh tế, khai thác chế biến sản phẩm từ cây dừa, nuôi trồng thủy sản. Đến Hải Phòng, ông đề cập đến kinh tế biển, vấn đề khai thác cụm cầu cảng lớn bậc nhất ở các tỉnh phía Bắc. Những am hiểu sâu sắc của ông về kinh tế biển thời kinh tế thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng cho các nƣớc Đông Nam Á đã đƣợc thể hiện trong bài viết này. Đến Hà Nội, ông đặt vấn đề xây dựng thủ đô văn minh hiện đại và chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm của lối làm ăn tùy tiện, đại khái. Ông còn đến tận huyện Từ Liêm quan sát sự thay đổi của một huyện ngoại thành. Ông vui mừng

75

trƣớc sự đổi mới của bộ mặt nông thôn, nhà nhiều tầng mọc san sát, hàng hóa nhiều và giá cả phải chăng nhƣng cũng lo ngại trƣớc sự phân hóa giàu nghèo, những tai họa khi ngƣời nông dân không còn đất canh tác…

Khi nỗi lo kinh tế đƣợc tháo gỡ, Việt Nam bƣớc vào hội nhập và phát triển, đặt ra cho xã hội nhiều thách thức mới. Chúa ghét thứ báo “công thức”, hô hào, khẩu hiệu, Trần Bạch Đằng cho rằng mỗi nhà báo phải là một Lục Vân Tiên để thấy chuyện bất bằng là can thiệp, đòi công lý chứ không thể ngó lơ. Nhân ngày Nhà báo Việt Nam 21/6/2001, tác giả đã chỉ ra những “tật” xấu của nhà báo phải đƣợc loại bỏ ngay để làm trong sạch môi trƣờng truyền thông xã hội. “Có tật khiến nhà báo mờ nhạt như “viết theo đơn đặt hàng” của công ty này, xí nghiệp kia… có tật bám vào chuyện riêng tư của con người, bất kể sai đúng, bất kể tác hại đôi khi đến tầm rộng ra sao – ví dụ gần đây, một nhà báo “phóng” ra tin vợ một nam vận động viên gây rối với một nữ vận động viên môn bóng bàn, cả hai thường đánh cặp và ở đẳng cấp quốc gia, trước giờ bảo vệ màu cờ sắc áo Việt Nam trong một cuộc tranh tài quốc tế” 50.

Cách ứng xử của nhà báo Trần Bạch Đằng với yêu cầu của môi trƣờng truyền thông xã hội Việt Nam cũng rất đặc biệt và luôn luôn là cách ứng xử văn hóa. Ông tâm sự: “Tôi ít dự các cuộc họp , ít nghe giải trình của các đồng chí lãnh đạo tại chỗ mà tiếp xúc nhiều hơn với những người dân bình thường , chọn những điểm hoàn toàn tình cờ , “nghe nhìn” nhiều hơn” . Khi đi địa phƣơng, ông cũng có thói quen khái quát tình hình chung một địa phƣơng qua nét mặt của con ngƣời bình thƣờng vào nhƣ̃ng lúc bình thƣờng . Ông lý giải: “Lối chọn cơ sở để khái quát kia có thể không hoàn toàn chính xác , song cũng là một thứ cơ sở . Tôi nhớ năm 1979, 1980, nét mặt đăm chiêu, thậm chí nặng nề của những người dân thành phố Hồ Chí Minh thiếu ăn và nét mặt cũng của những người dân ấy , từ 1982 trở đi. Nét mặt tươi tỉnh của người Hải Phòng ít nhất cũng nói với tôi: cái khổ lùi dần. Nét mặt con người lao động , tấm gương phản chiếu tổng hợp tình hình Hải Phòng – và chắc chắn là trung thực hơn mọi đánh giá, nhấn mạnh, phân tích” (Chuyện Hải Phòng).

76

Nhƣ̃ng năm 2002-2003 trở về trƣớc, khi còn mạnh khỏe, ông có thói quen đi tập thể dục tƣ̀ sáng sớm, sau đó đi ăn sáng, uống cà phê quán cóc ở nhƣ̃ng nơi quen thuộc. Qua đó ông lắng nghe nhƣ̃ng câu chuyện . Nhiều ngƣời biết ông viết báo, biết ông thƣờng đến ăn sáng , uống cà phê ở đó , vào giờ đó nên đem những bức xúc của họ kể cho ông nghe , vƣ̀a để xin ý kiến ông , vƣ̀a muốn nhờ ông phản ánh trên báo chí. Họ là những bác xe ôm , tài xế taxi , thợ sƣ̉a giày, sửa xe vệ đƣờng… Khi nghỉ hƣu có nhiều ngƣời bị xa rời thƣ̣c tế , nhƣng ông bằng cách này cách khác bám vào thƣ̣c tế để luôn cập nhật thông tin.

Không chỉ tâm huyết với những vấn đề mà mình viết ra, Trần Bạch Đằng còn tâm huyết với sự nghiệp báo chí nƣớc nhà. Cách ông làm việc với báo chí rất chuyên nghiệp, thể hiện trách nhiệm xã hội của một nhà báo chuyên nghiệp đối với mỗi cơ quan báo chí, mỗi phóng viên, nhà báo.

Ông “chăm sóc” báo chí đến nơi đến chốn . Theo ông Nguyễn Thiện Chiến, trợ lý của ông, hồi mới giải phóng, ông rất quan tâm đến tờ Tuổi Trẻ. Mỗi khi báo ra, ông đọc không sót một dòng . Thấy trên báo có vấn đề gì không ổn , ông điện thoại nhận xét , góp ý chân tình. Có thời điểm nhiều tờ báo ra cùng lúc, đọc không xuể, ông chỉ thị cho bộ phận trợ lý, thƣ ký cùng đọc và đóng góp ý kiến. Tờ Người lao động cũng có một thời gian đầu đƣợc ông “chăm sóc” tận tình nhƣ thế. Ông Chiến cũng cho biết thêm: “Cũng không ít lần vì động chạm đến những vấn đề nhạy cảm, một số nhà báo, phóng viên bị “đì” ghê lắm. Họ viết thư kêu cứu ông. Ông cử tôi làm đặc phái viên đi tìm hiểu ngọn ngành vấn đề rồi về báo cáo lại để ông tìm cách tháo gỡ cho họ”. Vì thế, ngoài tính chất công việc, nhiều phóng viên, nhà báo coi ông nhƣ ngƣời anh Cả trong một “gia đình báo chí” lớn. Cho đến bây giờ, họ vẫn nhắc tới ông bằng cả sự trân trọng, nhớ thƣơng.

Trƣớc yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với báo chí, dù chƣa bao giờ tự coi mình là nhà báo chuyên nghiệp nhƣng Trần Bạch Đằng luôn thể hiện một thái độ lao động nghiêm túc nhất. Với cái tâm trong sáng, tấm lòng bao dung, ông có sức quy tụ rộng rãi những ngƣời đồng chí hƣớng với mình. Từ năm 1986 trở đi, ông thành lập hẳn một văn phòng riêng gồm 05 ngƣời (một trợ lý, ba phó trợ lý và một

77

thƣ ký) giúp việc cho ông. Bộ máy làm việc tuy ít nhƣng lại vô cùng hiệu quả vì đều là những ngƣời có trình độ, tay nghề vững, tận tâm, tận tụy với công việc đƣợc giao. Không chỉ đơn giản là giúp ông tìm tƣ liệu, đánh máy hay chuyển bài, liên lạc với các cơ quan báo chí, các trợ lý, thƣ ký còn thực hiện nhiều công việc quan trọng khác nhƣ:

- Trƣ̣c văn phòng tiếp dân , nhận đơn kiện tụng , kêu cƣ́u, cƣu mang ngƣời nghèo, không có tiền chƣ̃a bệnh.

- Nghiên cƣ́u tƣ liệu , đơn thƣ của ngƣời dân khắp nơi gửi về để thẩm định nguồn tin.

- Điều tra, tìm hiểu các vụ kiện và viết văn bản phản ánh lên trên

- Theo dõi các cơ quan quản lý giải quyết những vấn đề mà ngƣời dân thắc mắc cho đến khi vụ việc chấm dứt.

- Đọc các văn kiện dự thảo Đại hội Đảng để giúp Trần Bạch Đằng chỉnh sửa, đóng góp ý kiến.

v.v...

Với phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp của một nhà báo lớn, Trần Bạch Đằng đã có điều kiện phát huy tối đa khả năng của mình trên “trận địa” báo chí. Nó cũng góp phần lý giải tại sao ông viết khỏe, viết đều đặn đến nhƣ vậy. Mỗi bài viết ký tên ông đều đƣợc công chúng nồng nhiệt đón đọc và có khả năng định hƣớng dƣ luận một cách mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 73)