Tài Thể thao

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. tài Thể thao

Kể từ khi Việt Nam bƣớc vào công cuộc đổi mới, nền thể thao Việt Nam cũng có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ, ghi tên mình trên đấu trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, trên con đƣờng hội nhập và phát triển, thể thao Việt Nam gặp phải không ít vấn đề. Riêng ở môn bóng đá - môn thể thao vua, thành tích có nhiều mà thảm bại cũng không ít. Là ngƣời yêu thể thao, yêu bóng đá, nhà báo Trần Bạch Đằng luôn đồng hành để phân tích, mổ xẻ và góp một tiếng nói đầy trách nhiệm xây dựng nền bóng đá quốc gia.

Khi đội tuyển Việt Nam thất bại tại Tiger Cup 2000 (Thái Lan), Trần Bạch Đằng cảm thấy “đau” nhƣ hàng triệu ngƣời hâm mộ khác. Nhƣng trong đau đớn, thất vọng, bằng sự từng trải, bằng bản lĩnh của ngƣời cách mạng, ông vẫn tìm ra ở đó một bài học quý giá 18. Sau khi phân tích những “lỗi lầm” mà đội tuyển bóng đá Việt Nam mắc phải, ông cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Theo ông, bài học rút ra đƣợc từ thất bại này là phải “thay đổi hoàn toàn nhân sự và cách điều hành – chứ không phải cải tổ”. Bởi vì “căn bệnh quan liêu và kém khả năng của LĐBĐ thành mãn tính, kéo dài hàng chục năm, ai cũng thấy và không ai hiểu vì sao “vẫn đâu vào đấy” rất lạ lùng!”. Ông gọi đích danh Ủy ban

17 Bài Đánh cho tới chấu, báo Thanh Niên, ngày 2/4/2006.

46

Thể dục Thể thao và Bộ trƣởng phải thẳng thắn tự xét mình và nhanh chóng đề ra giải pháp. Nếu không, ngay cả đến cấp cao hơn, Chính phủ, cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội, Quốc dân. Một cuộc mổ xẻ tất yếu phải “đau” nhƣng nếu không mổ xẻ rốt ráo thì cái đau sẽ đeo đẳng những ngƣời tự hào về dân tộc, về nền bóng đá quốc gia. Ông đặt câu hỏi và cũng là đề xuất ý tƣởng: “Tại sao không tiến hành một đại hội Liên đoàn Bóng đá quốc gia, khuyến khích mọi sáng kiến và mọi người thực tài tự nguyện, qua bầu cử dân chủ, đảm đương công việc quan trọng này?”.

Nhạy cảm với thời cuộc , với những điều gắn liền với tâm tƣ , nguyện vọng của nhân dân, Trần Bạch Đằng nhìn ra rất nhanh nhƣ̃ng chính sách đƣợ c xƣ̉ lý chƣa rốt ráo, chƣa đúng thì dẫn đến hậu quả gì . Vì thế, ông tìm mọi cách tác động, chiến đấu tới cùng, không khoan nhƣợng. Khi Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần thứ IV sắp khai mạc, dự kiến chỉ làm việc có hai ngày với rất nhiều điều khó hiểu, ông lại tiếp tục cầm bút bày tỏ chính kiến. Trƣớc danh sách do Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá khóa III giới thiệu gồm “hơi nhiều nhân vật cũ”, ông thẳng thắn phê phán: “chỉ nói riêng đức và tài mà các nhiệm kỳ qua đã cho thấy họ không xứng đáng, tên của họ khiến nản lòng công chúng hâm mộ”. Nản lòng nhƣng ông vẫn gửi gắm một hi vọng mong manh “Đại hội lật lại tình thế” để thực sự tạo niềm tin cho công chúng yêu bóng đá, tạo tiền đồ tốt cho nền bóng đá quốc gia, “rửa cái nhục cũ” trong khu vực. Ông cũng kiên quyết bày tỏ thái độ: “Xin được nói không với các ông Nguyễn Sỹ Hiển và Phạm Ngọc Viễn. Nếu nguyện vọng này bị bỏ qua, xin được nói không với kết quả nhân sự mới”. Để tạo sức mạnh thêm cho bài viết của mình, ông nêu nguyện vọng: “Khẩn thiết đề nghị Thủ tướng ra tay: Thành ập một BCH lâm thời để chuẩn bị thật dân chủ, khoa học, trong sáng cho một Đại hội toàn quốc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đích thực…”19.

Trƣớc sự việc bán độ của một số cầu thủ của U23 Việt Nam tại SeaGames Philippines, Trần Bạch Đằng tỏ thái độ phẫn nộ: “Giữa lúc mọi người dân Việt Nam

47

dù đang sinh sống ở đâu cũng đang cố gắng hết sức mình vượt mọi khó khăn và vươn lên tầm cao mới trong cuộc chạy đua cực kỳ khẩn trương vì dân giàu nước mạnh thì với những hạng người bán rẻ tất cả để thu nhiều nhất lợi lộc, quyền thế, đúng là tội ác khó dung tha...”. Thay mặt nhân dân cả nƣớc ông yêu cầu: “Đã đến lúc, theo tôi chính Thủ tướng Chính phủ và Ban khoa giáo TW cần xắn tay áo vào một vụ, ta gọi đích danh “Chuyên án bóng đá SeaGames Philippines”. Malaysia từng khốn khổ giống như ta đang khốn khổ, nhưng Chính phủ Malaysia quyết tâm làm sạch bóng đá và bóng đá Malaysia phát triển. Chắc ở Việt Nam tình hình không đến nỗi khó hơn Malaysia”20.

Ba ngày sau khi bài báo này đến tay bạn đọc, ông tiếp tục viết Làm tận gốc, nhưng làm nhanh nhanh… 21 khi nhận thấy vụ bán độ bóng đá đã trở thành chuyện thời sự nóng hổi trên khắp cả nƣớc, báo nào cũng nói, đài truyền hình nào cũng nhắc, quán cà phê nào cũng bàn. Ở bài viết này, ông tập trung vào bàn giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề. “Một là, lôi ra ánh sáng những người chủ mưu có chức phận trong tổ chức bóng đá; hai là, phăng cho được nhóm cầm đầu “cá độ” ngoài xã hội; ba là, có một đề án chấn chỉnh ngành bóng đá, trong đó hết sức chú ý đến nhân sự ở những cương vị chủ chốt…”. Gọi ba công việc phải làm ngay này là cuộc “giải phẫu”, ông bày tỏ quan điểm: “Đã “giải phẫu” thì không thể lửng lơ” và “phải làm nhanh nhanh, vì chúng ta cần sớm tổ chức một nền bóng đá sạch và mạnh”. Nhận xét về những bài báo này, TS.Hoàng Văn Quang dành tặng tác giả những lời đẹp nhất: “Những lời tâm huyết trên không riêng gì Trần Bạch Đằng, nhiều ngƣời làm báo khác cũng viết đƣợc. Điều đáng nói là chúng lại đƣợc thốt lên từ miệng một ông già đang ngày càng gần đất xa trời, đang phải từng ngày từng giờ từng phút chống chọi với bệnh tật. Chúng nhƣ những sợi tơ vàng cuối cùng mà con tằm cố nhả ra để chau chuốt cho đời”.

20 Bài Từ những dấu hiệu không lành mạnh, báo Thanh Niên, ngày 21/12/2005. 21Bài đã dẫn, báo Thanh Niên, ngày 28/12/2005.

48

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)