7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Luận bàn những vấn đề lớn, bức xúc, liên quan đến vận mệnh của Đảng,
của quốc gia, dân tộc.
Nhà báo là ngƣời nằm trong dòng chảy thông tin về các lĩnh vực đời sống, nên cần phải định hƣớng thông tin, phải lựa chọn thông tin, xem cái gì đáng mặt
thông tin, để thông tin cho đích đáng [35, tr.58]. Mỗi ngày, trong từng đề tài mà nhà chính luận Trần Bạch Đằng tâm huyết cũng có rất nhiều sự kiện, vấn đề nảy sinh. Ông thƣờng chọn những sự kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa lớn lao, đƣợc nhiều
62
ngƣời quan tâm, mà theo cách nói của ông, đó là những cái “đông người thấy, lo và bực”.
Ngày 14/07/2000 đã diễn ra một sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đó là Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ đƣợc ký kết. Vui mừng nhƣng bình tĩnh, không ảo tƣởng là tâm trạng của Trần Bạch Đằng khi ông viết bài bình luận Tất cả chỉ mới bắt đầu42: “Ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ quả là một thời cơ nhưng chính vào lúc này, phải tính đến những thách thức – tôi chỉ nói những thách thức về kinh tế thôi, trước hết tác động đến tính khả thi của Hiệp định…”.
Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc tác giả nhận định là “cuộc chiến đấu sinh tử của dân tộc” và chỉ rõ: “Trong tình hình hiện nay, nếu Đảng nói riêng và xã hội nói chung giảm nhiệt tình chống tham nhũng, thì nguy cơ không biết đâu là bến bờ… Tăng hàm lượng chống tham nhũng là tăng khả năng thực thi Nghị quyết IX, là tăng chất lượng Cách mạng, đẩy đất nước phát triển mạnh hơn, nhanh hơn” 43.
Trƣớc tình hình chính trị phức tạp ở nhiều nƣớc trong khu vực và thế giới, ngòi bút Trần Bạch Đằng không lúc nào ngơi nghỉ. Ông “trông ngƣời mà ngẫm đến ta”, để hiểu cái quý giá mà ta đang có: sự ổn định chính trị xã hội. Ông kiên quyết:
“Bất kể một dụng tâm nào nhằm khuấy động sự ổn định ấy là chống lại quốc gia, dân tộc”, đồng thời gieo một niềm tin: “Đấu tranh dân chủ và gây rối loạn chính trị - xã hội hoàn toàn khác nhau. Dân trí Việt Nam đủ trình độ để phân biệt đâu là tiến bộ, đâu là ngăn trở tiến bộ…”44.
Tháng 7/2000, Mỹ ký kết Hiệp định Thƣơng mại với Việt Nam thì đến ngày 6/9/2001, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật có tên gọi “Đạo nhân quyền Việt Nam”. Hành động này lập tức bị Trần Bạch Đằng coi nhƣ “một thói ngổ ngáo mà lẽ ra Hạ viện một nước lớn không nên mắc phải”. Ông gọi hành động đầu tiên là chiều thuận
42 Bài đã dẫn, báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 29/07/2000.
43 Bài Nâng cao hàm lượng chống tham nhũng, báo Thanh Niên, đăng ngày 2/4/2001.
63
và hành động tiếp theo là chiều nghịch45. Thay mặt cho nhân dân Việt Nam, ông đặt ngƣợc vấn đề: “Một quốc gia khác – không phân biệt lớn nhỏ - thông qua một đạo luật về nhân quyền Mỹ, thì thế nào?”. Tiếp theo, ông dẫn chứng: “Chúng ta nhớ thời kỳ Pôn Pốt, Mỹ không hề kết án sự vi phạm nhân quyền cùng cực này ở Campuchia”. Ông khẳng định kèm theo lời nhắc nhở: “Chúng ta còn có hàng trăm ví dụ lấy từ thực tế và chính sách của Mỹ đối với bên ngoài, để nhắc Hạ viện Mỹ rằng: Hãy thực hiện nhân quyền ở nước mình và đối với người khác thật tốt đi!”.
Rất nhạy cảm, ông phân tích: “Rất dễ giải thích sự mâu thuẫn hiển nhiên của Hạ viện Mỹ. Phải thông qua Hiệp định Thương mại Mỹ - Việt, đồng thời phải gỡ gạc một cái gì đó… Thay vì tạo không khí tốt cho Hiệp định Thương mại triển khai, Hạ viện Mỹ đã cố tưởng tượng ra một thứ “cân bằng” quái đản”. Đồng thời ông cũng nhìn thấy ở hành động nghịch chiều kia một nguyên nhân hết sức sâu xa: “nhằm làm lu mờ lý do chính về sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam”. Cuối cùng, ông nói lên tiếng nói của hàng triệu nhân dân Việt Nam: “Người Việt Nam chia sẻ nỗi đau bị khủng bố của nước Mỹ, kịch liệt phản đối những hành vi vô đạo, gây thương vong cho hàng vạn con người; song, người Việt Nam không thể làm ngơ trước sự bôi lọ của Mỹ đối với đất nước mình…”.
Khi TP.HCM bỗng nhiên “sôi động” về cái tin Tổng giám đốc Ngân hàng ACB bỏ trốn, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, khiến hàng ngàn ngƣời, gia đình kéo đến Ngân hàng và các chi nhánh rút tiền, ông viết bài: Vụ ACB – vài điều suy nghĩ
46. Từ một sự kiện đó ông nhìn ra cả vấn đề rộng lớn hơn: “Tin đồn, tuy thất thiệt song vẫn tác động xấu đến môi trường kinh tế xã hội thành phố… Trên bình diện dư luận, đây là cuộc đấu tranh lâu dài”.