Ứng xử cẩn trọng với tư liệu

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Ứng xử cẩn trọng với tư liệu

Trong một tác phẩm báo chí chính luận không thể thiếu những luận điểm, luận chứng để bảo vệ chính kiến của tác giả. Tƣ liệu chính là luận chứng. Trần Bạch Đằng là nhà báo viết chính luận có tầm cỡ. Cái tầm của ông xuất phát từ nền tảng kiến thức uyên bác, sâu rộng, am hiểu cặn kẽ từng lĩnh vực mà ông đề cập tới. Những tƣ liệu ngồn ngộn mà ông đƣa ra trong hàng vạn bài báo của mình là do quá trình tự học, tự đọc, tự tích lũy. Ông từng tâm sự: “Là nhà báo, tôi chưa từng học một tiết căn bản báo chí nào; là nhà nghiên cứu, cả đời tôi là sự tự học, tự kiểm tra

78

lấy mình... Là “nhà” gì đó nữa thì cũng là sự gom góp một chút hiểu biết của tuổi thơ, tuổi trưởng thành và những gì tôi đã đi qua” [58].

Sự tích lũy tƣ liệu của ông bắt đầu từ việc đọc sách. Là cháu nội cụ nghè Trƣơng Gia Mô, một trí thức nho học lớn ở miền Nam, ông có tố chất di truyền của bậc trí thức giàu nghĩa khí. Cái tố chất thông minh, nhanh nhạy bộc lộ từ năm lớp Nhất khi ông cùng bạn bè say sƣa nghe giảng môn Lịch sử ở mức “nhập môn nhƣng lại nhập tâm”. Đến năm lớp Nhì, tủ sách trong gia đình một ngƣời bạn của cha (ông Trần Quang Nghiêm) đã trở thành địa chỉ quen thuộc để Trần Bạch Đằng khám phá. Sau này lớn lên, sống cuộc đời hoạt động cách mạng, nay đây mai đó nhƣng sách vẫn là ngƣời bạn thân thiết của ông. Cứ gặp sách là ông mua. Không chỉ mua những sách thông thƣờng, ông còn mua cả những bộ từ điển chuyên ngành của thế giới để tra cứu khi cần thiết. Thời chiến, ở chiến trƣờng miền Nam, đƣợc chi viện những tƣ liệu sách quý phục vụ công tác chính trị, ông ghiền gẫm và lƣu giữ cẩn thận. Thời bình, mỗi tuần ông đi nhà sách ít nhất một lần. Tính đến nay, gia tài quý giá mà ông để lại cho con cháu chính là một tủ sách đồ sộ gần 20 ngàn cuốn, đủ loại.

Không chỉ có tố chất thông minh, Trần Bạch Đằng còn có biệt tài nhớ lâu những điều cần phải nhớ. Trong cái đầu của con ngƣời tƣởng nhƣ hết sức bình thƣờng ấy là một kho tƣ liệu vô tận, đến nỗi bà Trần Thị Ngọc Lan – thƣ ký của ông ví von một cách rất hình ảnh rằng, trong đầu ông nhƣ có sẵn từng ô. Khi viết về lĩnh vƣ̣c nào, ông chỉ cần rút ô đó ra , và viết rất nhanh . Thậm chí cả khi ông đọc truyện chƣởng, truyện thiếu nhi, cũng có những chi tiết đƣợc ông đƣa vào “bộ nhớ”. Đến khi viết những vấn đề liên quan đến hiện tại, ông đƣa chi tiết “xa xƣa” vào một cách khéo léo và hấp dẫn, khiến ngƣời đọc bất ngờ. Chẳng hạn: Truyện cổ ghi rằng: Một tên bại hoại đến gặp ông quan để đút lót, ông quan từ chối, tên kia nhắc ông quan rằng chỉ có ông và gã, vào ban đêm, chẳng ai thấy mà phòng sợ. Ông quan bảo gã: “Có ông, có tôi, có ngọn đèn, có trời, có đất, sao lại cho là không có ai?”. Bớt đi trời và đất, chúng ta thêm: Với chúng ta, còn có vai trò mô phạm của ngành mà một khi đã chọn làm phương tiện chiến đấu và phục vụ, chúng ta xem nó như một biểu tượng thiêng liêng… (Công an, nhà mô phạm)

79

Dù có trí nhớ phi thƣờng nhƣng Trần Bạch Đằng rất cẩn trọng. Ông từng nói: “Ham thích là chuyện tình cảm trong khi nhận xét lại đòi phải nghiên cứu và tích lũy rộng và sâu về một đề tài…” . Có lần ông kể: “Cách đây vài năm , giáo sư Lý Chánh Trung trao cho tôi một luận văn của ông v ề tham nhũng… Đọc xong luận văn, ông và tôi trao đổi . Tôi không đồng ý với luận điểm của ông về nguồn gốc tham nhũng – nó dài , sâu và rộng hơn lý thuyết xây dựng Nhà nước của Lênin . Chúng tôi thỏa thuận đặt vấn đề lên bình diện bao quát và theo yêu cầu của ông, tôi cung cấp cho ông mười quyển sách nghiên cứu về tham nhũng của Pháp và các nước Tây Âu , trong đó có một quyển tự điển dày cộm “Dictionnaire de la

Corruption”. Sau đó, nhân chuyến đi làm việc ở Canada tôi lại mua cho ông một quyển nữa, quyển hồi ký về chống tham nhũng của cựu Thủ tướng Brian Mulroney” (Phiếm luận về tham nhũng và chống tham nhũng)

Ông Nguyễn Thiện Chiến kể lại: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tụi tui là tìm tư liệu phục vụ cho bài viết của ông . Dù ông nhớ chính xác nhưng vẫn yêu cầu tìm lại tư liệu để đối chứng . Có những câu thơ , đoạn văn, tụi tui tìm không ra, hỏi ông, ông chỉ dẫn tìm ở chỗ đó, cuốn đó là trúng phoóc. Có lần viết về Cách mạng tháng 10 Nga, khi đề cập đến Tuyên ngôn cộng sản , ông muốn tìm lại bản in lần thứ nhất để biết đích xác vào năm nào , nhà xuất bản nào . Sau những lần như thế, chúng tôi phục lăn trí nhớ của ông và càng thấy phải có trách nhiệm làm việc nghiêm túc giúp công việc tốt hơn”.

Những tƣ liệu mà Trần Bạch Đằng tích lũy đƣợc không chỉ phục vụ đắc lực cho công việc viết báo của ông mà còn giúp ông viết đƣợc nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật giá trị khác. Theo lời kể của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, sau giải phóng, ông là ngƣời nhận ra và tìm thấy ở các thƣ viện, các công sở Sài Gòn một kho tàng tƣ liệu. Ông đã khai thác một cách triệt để và hiệu quả để có đƣợc 1.500 trang viết ngồn ngộn tƣ liệu lịch sử, sau đó trở thành bộ phim cùng tên 9 tập “Ván bài lật ngửa” với nhân vật để đời Nguyễn Thành Luân.

80

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)