Chính luận – khuynh hướng xuyên suốt các tác phẩm báo chí Trần Bạch

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Chính luận – khuynh hướng xuyên suốt các tác phẩm báo chí Trần Bạch

TP.HCM, hƣởng thọ 81 tuổi. Là một trong số không nhiều cây bút chính luận đƣợc công chúng quen thuộc, yêu mến và khát khao đọc nên khi ông ra đi, bạn đọc cảm thấy trống vắng, nhiều tờ báo cũng thấy trống vắng, một thời gian dài mới bình tâm lại đƣợc6.

1.3.2. Chính luận – khuynh hướng xuyên suốt các tác phẩm báo chí Trần Bạch Đằng Đằng

Trong suốt cuộc đời cầm bút với số lƣợng bài báo lên đến gần 1 vạn [58] thì mảng tiêu biểu nhất, chủ yếu nhất chiếm phần lớn trong toàn bộ tác phẩm báo chí của cuộc đời ông chính là báo chí chính luận. Ông viết báo với tƣ cách là ngƣời chiến sĩ cách mạng chứ không phải với tƣ cách một nhà báo nhƣ có lần ông tâm sự:

“Tôi là nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Thay vì cầm súng, sản xuất thì tôi làm cách mạng bằng sự suy nghĩ… Tôi viết báo là do nhu cầu ý thức chính trị. Đó là vũ khí, phương tiện giúp tôi làm công tác tuyên huấn, phục vụ lý tưởng của mình…”.

Nếu đọc kỹ các bài báo của Trần Bạch Đằng ta sẽ thấy ẩn sâu bên trong là tấm lòng yêu nƣớc nồng nàn, sâu đậm của một ngƣời chiến sĩ cách mạng. Từ những sự việc, vấn đề cụ thể mà ông đề cập, bao giờ ông cũng hƣớng ngƣời đọc về tấm lòng thiết tha với vận mệnh tổ quốc, dân tộc. Từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở miền Nam, từng nắm giữ những cƣơng vị trọng yếu của

5Xem thêm Những ngày cuối của chú Tư Ánh của tác giả Yến Trinh, báo Tuổi Trẻ, thứ Ba, ngày 17/4/2007. 6 Xem thêm phần Phụ lục của luận văn, Phỏng vấn sâu nhà báo Khương Hồng Minh, Phó ban thư ký tòa soạn báo Công An.

32

Bộ chỉ huy kháng chiến, từng ra sống vào chết, chứng kiến nhiều bƣớc ngoặt lịch sử của dân tộc nên cái tâm nhà báo Trần Bạch Đằng là cái tâm chiến sĩ. Ông tiêu biểu cho một kiểu nhà báo mẫu mực của nền báo chí cách mạng Việt Nam: nhà báo – chiến sĩ, đúng nhƣ ông tự nhận “cả một đời đi làm cách mạng bằng báo chí”.

Luôn nặng lòng với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nƣớc, ông sử dụng ngòi bút sắc bén để chiến đấu trên “trận địa” báo chí với tất cả ƣa thích và hứng thú đến cùng. Tất cả những vấn đề ông viết dù lớn hay nhỏ đều trên cơ sở lý luận sâu sắc thể hiện thái độ, quan điểm, chính kiến rõ ràng. Do vậy, chính luận trở thành khuynh hƣớng xuyên suốt trong các tác phẩm báo chí của ông. Ông nhìn toàn bộ sự kiện dƣới con mắt của một nhà chính luận, thể hiện bằng ngôn ngữ chính luận và xử lý tác phẩm bằng phƣơng pháp chính luận.

Các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng đề cập đến tất cả các lĩnh vực, các vấn đề bức xúc nảy sinh trong đời sống xã hội. Loại bài viết này xuất hiện đậm đặc nhất trong khoảng thời gian 10 năm (1998-2007). Đây là giai đoạn đất nƣớc ta đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, đồng thời phải đối mặt với những thách thức không nhỏ do ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng mang lại. Suy tƣ và trăn trở, ghi nhận và lạc quan, đề xuất và kiến giải, phê phán và đấu tranh quyết liệt tới cùng các hiện tƣợng xã hội, tác giả Trần Bạch Đằng tập trung chủ yếu viết các bài xã luận, bình luận và bài phê bình trên báo. Cũng trong khoảng thời gian này, ông viết nhiều nhất, thƣờng xuyên nhất cho ba tờ báo Thanh Niên, Phụ nữ TP.HCM, Công an TP.HCM,.

Trong phạm vi khảo sát trên ba tờ báo này, trong khoảng thời gian khảo sát 10 năm, tổng số bài báo ông đã viết là 977 bài, đƣợc thống kê cụ thể nhƣ sau (xem chi tiết ở phần Phụ lục của luận văn):

33 STT Năm Thanh Niên (số bài) Phụ Nữ TP HCM (số bài) Công An TP HCM (số bài) 01 1998 55 01 02 02 1999 53 01 01 03 2000 55 32 00 04 2001 52 46 30 02 2002 74 49 71 06 2003 52 46 73 07 2004 34 33 14 08 2005 54 50 09 09 2006 36 36 06 10 2007 04 05 03 TỔNG SỐ

10 năm 469 bài 299 bài 209 bài

Trong đó, tác phẩm báo chí chính luận chiếm 93,4% trên tổng số tác phẩm báo chí (913/977 bài) của nhà báo Trần Bạch Đằng. Các tác phẩm báo chí chính luận của ông viết về rất nhiều đề tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam hiện đại. Qua khảo sát, có khoảng trên 30 loại đề tài, trong đó có 06 loại đề tài ở những lĩnh vực ông thƣờng xuyên đề cập là: Chính trị xã hội , Kinh tế, Chống tham nhũng; Thể thao, Công an nhân dân và Quốc tế.

STT Đề tài Số bài Tỷ lệ % trên tổng số

TPBC chính luận

1 Chính trị - Xã hội 382 41,8%

2 Kinh tế 93 10,2%

3 Chống tham nhũng 56 6,1%

4 Thể thao 56 6,1%

34

6 Quốc tế 46 5,0%

7 Văn hóa xã hội 40 4,4%

8 Giáo dục 33 3,6%

9 Vụ án Năm Cam 32 3,5%

10 An toàn giao thông 23 2,5%

… ….. …. ……

Thông qua bảng khảo sát này, chúng ta thấy rằng, nhà báo Trần Bạch Đằng đặc biệt quan tâm đến đề tài thuộc lĩnh vực Chính trị xã hội. Chỉ riêng trên ba tờ báo mà luận văn chọn để khảo sát trong 10 năm thì đề tài này đã chiếm gần một nửa số lƣợng bài viết. Đây cũng là mảng đề tài rất hấp dẫn và hoàn toàn phù hợp với phong cách chính luận. Nhất là đối với Trần Bạch Đằng, một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh, lại tham gia vào lĩnh vực báo chí và ứng xử nhƣ một cây bút chuyên nghiệp. Dù bản thân ông, với sự khiêm tốn “chƣa bao giờ tự coi mình là nhà báo chuyên nghiệp” nhƣng Trần Bạch Đằng đã tạo đƣợc một phong cách báo chí khá nổi trội, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc. Nhà báo Khƣơng Hồng Minh, trung tá, Phó Ban Thƣ ký tòa soạn, Báo Công an TP.HCM nhận xét: “Sự xuất hiện tên ông trên mặt báo trở thành một nhu cầu của hầu hết các tờ báo trên cả nƣớc. Bút danh Trần Bạch Đằng trên thực tế đã làm sang trọng cho các tờ báo đăng bài của ông”.

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu một số vấn đề về phong cách chính luận cho thấy: Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách chính luận. Dựa trên cơ sở đó, luận văn xin tạm đƣa ra định nghĩa về phong cách chính luận và sử dụng nó làm công cụ nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí, thông qua việc nghiên cứu trƣờng hợp của nhà báo Trần Bạch Đằng.

Từ một số vấn đề về phong cách chính luận, luận văn đi sâu vào nhận diện phong cách chính luận qua tác phẩm báo chí chính luận. Để thực hiện điều này, trƣớc hết luận văn nhận diện tác phẩm báo chí chính luận trên hai phƣơng diện chủ

35

yếu là nội dung và hình thức. Tiếp theo, luận văn tìm hiểu hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm báo chí chính luận, qua đó khẳng định rằng: Trần Bạch Đằng là một trong những cây bút chính luận xuất sắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Ở cuối chƣơng, luận văn giới thiệu những nét khái quát nhất về sự nghiệp báo chí Trần Bạch Đằng và rút ra kết luận quan trọng: Chính luận là khuynh hƣớng xuyên suốt các tác phẩm báo chí Trần Bạch Đằng.

Dựa vào những kết luận trên, luận văn tiếp tục nghiên cứu chƣơng 2 bằng việc phân tích tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng để nhận diện những đặc điểm nổi bật định hình phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng.

36

CHƢƠNG 2: TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 31)