Ứng xử phong nhã với tiếng Việt

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Ứng xử phong nhã với tiếng Việt

Trong các văn bản truyền thông mà luận văn nghiên cứu đều thấy rất rõ một điều: tác giả Trần Bạch Đằng viết báo bằng ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng chuẩn xác. Ngay cả khi viết về những vấn đề quốc tế, tác giả cũng hiếm khi sử dụng từ nƣớc ngoài trong bài báo của mình (trừ danh từ riêng hoặc tên riêng). Hoặc nếu có sử dụng, bao giờ ông cũng viết nghĩa tiếng Việt trƣớc, sau đó mới để nguyên văn tiếng Anh trong dấu ngoặc đơn, thậm chí còn giải thích cặn kẽ giúp mọi đối tƣợng đều có thể tiếp nhận ngay thông tin. Ví dụ: “Stanley Karnow – đã sửa tựa sách của McNamara thành “Không bao giờ tái phạm” (Never Again). Nói theo ngôn ngữ dân dã Việt Nam thì… “tởn tới già”(Viết từ nước Mỹ). Một đoạn khác, cũng trong bài báo này, ông viết: “Tại Đại học Texas (Texas Technology University) – nơi đặt một trung tâm tên là trung tâm Việt Nam (Vietnam Center) với một kho lưu trữ tư liệu về chiến tranh ở miền Nam Việt Nam dồi dào nhất nước Mỹ…”.

Diễn đạt từ ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu và gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân cũng là cách tác giả giữ gìn và làm giàu đẹp thêm tiếng Việt. Hơn thế nữa, đó là cách “dùng từ với một sự chính xác nghiệt ngã” (Gorki) trong văn bản chính luận. Khi đề xuất giải pháp nhằm hạn chế nạn đua xe máy trên đƣờng phố Việt Nam, tác giả dùng từ “con lƣơn” thay cho “giải phân cách” và gọi những thanh niên mới lớn tham gia đua xe bằng một từ cực kỳ chính xác: “đám rửng mỡ”: “Nhìn những “con lươn” giảm tốc độ, tôi bỗng nghĩ đến Hà Nội và thấy rằng muốn ngăn chặn nạn đua xe, có lẽ phải dùng cách này. Nhưng khổ nỗi, đám rửng mỡ đua xe ở Hà Nội lại hầu hết là con nhà giàu, có chức sắc, nên chắc chắn cha mẹ chúng không bao giờ đồng ý…”51. Trƣớc cảnh một ứng viên hoa hậu trả lời nhà văn Nguyễn Quang Sáng – thành viên Ban giám khảo, ở phần thi ứng xử, tác giả đã thực sự “sửng sốt” và buông một lời cảm thán đã trở thành từ cửa miệng quen thuộc của

51 Bài Đua xe máy trên đường - Không thể là loại tiểu thuyết trường thiên, báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 8/12/2001.

81

nhân dân ta: “Tôi không nghe nhà văn Nguyễn Quang Sáng thông báo tiếp ứng viên này đậu hay rớt. Nếu đậu thì… trời đất ơi!” 52.

Bức xúc trƣớc hiện tƣợng lạm dụng từ “quá độ” trong ngôn từ Việt Nam, tác giả viết bài Đâu phải cái gì cũng “quá độ” cả53, trong đó, giải thích hết sức rõ ràng: “Quá độ” nói theo Hán việt. “Giữa chừng”, “Giữa chặng đường”, nói theo tiếng ta. Chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật thì quả có “quá độ” – từ một hình thái, một trình độ xã hội này đi đến một hình thái và trình độ khác cao hơn, tuy chưa đến nơi, nhưng theo hướng đã định, hay theo một quy luật không thể cưỡng lại, không thể “đốt giai đoạn”. Nhưng “quá độ” bị “xài” - ở ta, hiện nay, hơi… “quá lố”.

Xuyên suốt cả một quá trình làm báo, Trần Bạch Đằng có một cách ứng xử rất văn hóa với tiếng Việt. Ông biên tập bài rất kỹ, sửa lại từng dấu câu trƣớc khi gửi bài đi đăng. Bởi vì tác giả là ngƣời Nam bộ nên cũng hay mắc một lỗi thông thƣờng là dùng dấu ngã thay cho dấu hỏi. Tác giả thƣờng nhờ con gái Trần Thị Hồng Ánh – ngƣời đƣợc học ở ngoài Bắc từ nhỏ nên phát âm rất chuẩn và cô thƣ ký ngƣời Bắc Trần Thị Ngọc Lan chỉnh sửa dấu ngã cho ông.

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 80)