Một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí

3.2.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và gắn chặt tư duy lý luận với thực tiễn báo chí sôi động

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói đến báo chí trƣớc hết phải nói đến những ngƣời làm báo chí”. Vì vậy, muốn nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí thì phải chú trọng nâng cao năng lực tƣ duy lý luận của nhà báo viết chính luận.

Những năm đổi mới vừa qua đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng Việt Nam, qua đó xuất hiện không ít tấm gƣơng nhà báo chính luận tiêu biểu góp phần tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Sự phát triển đa dạng, sôi động của nền kinh tế thị trƣờng đã góp phần thay đổi nhận thức của đội ngũ những ngƣời làm báo. Báo chí trong cơ chế thị trƣờng phải trở thành một diễn đàn trao đổi, tranh luận. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi nhà báo phải có năng lực phân tích, thẩm định và nhất là năng lực tƣ duy lý luận để thông tin lý lẽ về những vấn đề, sự kiện thời sự nóng bỏng nhất. Nói cách khác, nhà báo không chỉ có nhiệm vụ thông tin về vấn đề, sự kiện mà còn có nhiệm vụ phân tích, lý giải, bàn luận, đánh giá vấn đề, sự kiện đó trên cơ sở một thái độ rõ ràng nhằm định hƣớng dƣ luận xã hội.

89

Tuy nhiên, dù đã trải qua 25 năm kể từ khi đổi mới nhƣng đội ngũ nhà báo tạo đƣợc dấu ấn đậm nét ở mảng báo chí chính luận là hết sức ít ỏi. Tính đến thời điểm này, ngoài những cây viết chính luận xuất sắc, quen thuộc nhƣ Thép Mới, Hồng Hà, Hồng Chƣơng, Hoàng Tùng, Trần Bạch Đằng, Hữu Thọ… thì vẫn chƣa thực sự có lớp thế hệ nhà báo kế tiếp nào đủ sức đảm nhận. Một trong những lý do nổi bật chính là sự yếu kém về trình độ tƣ duy lý luận của nhà báo.

Thực tế cho thấy trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tình hình chính trị trong nƣớc và quốc tế hết sức sôi động với những vấn đề tranh chấp biển đảo, họp Quốc hội, thay đổi nhân sự, xung đột vũ trang, can thiệp lật đổ, khủng bố, bùng nổ thông tin, cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức… nhƣng trên báo chí ít thấy những bài xã luận, chuyên luận, bình luận, phê bình, hoặc nếu có thì sự phân tích, đánh giá chƣa đủ tầm, chƣa có tính dự báo cao. Biểu hiện yếu kém về trình độ tƣ duy lý luận của nhà báo còn thể hiện rất rõ qua việc thích viết các bài phản ánh đơn giản hơn là chủ động lựa chọn các thể loại đòi hỏi trình độ tƣ duy cao nhƣ báo chí chính luận. PGS.TS Vũ Quang Hào khi khảo sát về sự ra đời của phong cách chính luận cũng đi đến một kết luận không mấy khả quan: “Nếu xét thuần túy về mặt lượng thì có thể nói rằng trong khoảng mươi năm trở lại đây, xã luận, với tư cách là một thể loại chính luận đã ít xuất hiện hơn trên mặt báo so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ” [20, tr.58].

Nhƣ vậy, để có thể viết đƣợc các tác phẩm chính luận, ngƣời viết phải có tƣ duy khái quát, biết hệ thống các nguồn tin, biết đánh giá các vấn đề, sự kiện, trình bày trung thực sự kiện. Bên cạnh đó, ngƣời viết phải tỉnh táo trƣớc hiện thực, luôn cập nhật thông tin, biết kết hợp tƣ duy lý luận với tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng, đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc để viết bằng cảm quan chính trị nhạy bén của mình.

Mặc dù là nhà cách mạng lão thành, dạn dày kinh nghiệm và vốn sống nhƣng Trần Bạch Đằng chƣa một giây phút nào xa rời thực tiễn. Bà Trần Thị Ngọc Lan cho biết, buổi sáng ông thƣờng đi họp để cập nhật thông tin, chiều về viết bài. Ông cũng thƣờng xuyên trao đổi với những ngƣời biên tập, phụ trách mảng báo chí chính luận của các tòa soạn để nắm đƣợc định hƣớng từ cấp trên đƣa xuống. Từ đó,

90

ông có thể thêm bớt, sửa chữa một số ý trong bài cho phù hợp với diễn biến và yêu cầu thực tiễn.

Vì vậy, để nâng cao năng lực tƣ duy lý luận, để kịp thời nắm bắt dòng chảy thông tin, nhà báo viết chính luận phải đạt những yêu cầu sau:

Thứ nhất, nhà báo phải có nhãn quan chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tất cả những ngƣời làm báo (ngƣời viết, ngƣời in, ngƣời sửa bài, ngƣời phát hành, v.v.) phải có lập trƣờng chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ…”. Trong báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà báo tại đại hội VII năm 2000 chỉ rõ: “Phẩm chất chính trị của ngƣời làm báo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chính là sự trung thành tuyệt đối với đƣờng lối đổi mới của Đảng, hành nghề vì mục tiêu cách mạng của Đảng, vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.

Nhà báo Việt Nam chuyên viết chính luận thì phải đồng thời là nhà chính trị, ngƣời chiến sỹ hoạt động trên lĩnh vực tƣ tƣởng - văn hóa của Đảng. Nếu đọc kỹ các bài báo chính luận của Trần Bạch Đằng ta sẽ thấy ẩn sâu bên trong là tấm lòng yêu nƣớc nồng nàn, sâu đậm của một ngƣời chiến sĩ cách mạng. Từ những sự việc, vấn đề cụ thể mà ông đề cập, bao giờ đến cuối cùng, ông cũng hƣớng ngƣời đọc về tấm lòng thiết tha với vận mệnh tổ quốc, dân tộc.

Bên cạnh đó, khi đã nói tới tác phẩm báo chí chính luận là nói tới nội dung chính trị, khuynh hƣớng chính trị của nhà báo. Chính trị tự nó là cuộc sống . Làm sao có dân chủ, làm sao mỗi ngƣời có công ăn việc làm, xóa bỏ đƣợc bất công v.v… đó là chính trị. Ai cũng rất quan tâm nhƣng chúng ta chƣa nói đƣợc , nói đúng chính trị đó… Nếu chúng ta cho rằng chính trị là khô khan , mọi ngƣời không quan tâm và tờ báo xem nhẹ nhƣ̃ng vấn đề, nhƣ thế mục đích của báo chí sẽ không đạt đƣợc. Nói chính trị không phải là chính trị đơn thuần . Nhiều nhà báo trở thành nhƣ̃ng nhà chính trị và nhiều nhà chính trị nổi tiếng là nhƣ̃ng nhà báo xuất sắc [17, tr.18].

Thứ hai, nhà báo phải luôn nhạy cảm nắm bắt sự kiện thời sự chính trị xã hội. Trong dòng chảy thông tin của đời sống hàng ngày, có rất nhiều sự kiện diễn ra. Vì vậy nhà báo viết chính luận phải luôn nhạy cảm, đứng ở trung tâm sự kiện để nắm bắt một cái tiêu biểu nhất để thông tin trong vô vàn những sự kiện lớn nhỏ.

91

Nhà báo Trần Bạch Đằng là một con ngƣời nhƣ thế. Ông luôn bị hút vào các vấn đề thời sự. Ngƣời ta ví ông nhƣ “ăngten thu hết mọi tin tức hàng ngày” và lọc ra trong đó những thông tin “nóng” nhất, liên quan mật thiết đến thời sự chính trị xã hội để lập tức viết bài.

Thứ ba, nhà báo phải có khả năng lập luận sắc sảo, phân tích, lý giải vấn đề một cách logic, chặt chẽ. “Văn bản chính luận là văn bản lập luận” [20, tr.92], do đó khi đã chọn đƣợc thông tin “đích đáng”, nhà báo phải biết cách trình bày thông tin theo một bố cục chặt chẽ, logic với lập luận, dẫn chứng xác đáng sao cho những thông điệp gắn với thông tin đó thẩm thấu vào ngƣời tiếp nhận với hiệu suất cao nhất. Muốn làm tốt điều này, ngƣời cầm bút phải có kiến thức, vốn sống và sự trải nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực mình đang phân tích, bàn luận.

Một phần của tài liệu Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)