7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tác phẩm
Với mỗi tác phẩm báo chí, việc đặt tên (rút tít) bài là vô cùng quan trọng. Đầu đề tác phẩm báo chí (tít) cũng là sự phân biệt giữa bài báo này và bài báo khác, là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của độc giả vào bài báo. Tác giả Hoàng Thu Hằng cho rằng: Một tác phẩm báo chí đã hoàn thành nhƣng đầu đề của tác phẩm đôi khi lại quyết định thành công hay thất bại của tác phẩm đó. Điều khó nhất trong việc đặt tít là dùng một số từ ít nhất mà diễn đạt đƣợc cả ba yêu cầu đối với tên một tác phẩm: thông báo nội dung chủ yếu của bài, hƣớng dẫn tình cảm tƣ tƣởng của ngƣời đọc, thu hút sự chú ý của độc giả với bài báo. Nó đƣợc coi
31 Bài Tích cực chống tham nhũng và tích cực giải quyết đồng lương, Báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 2/8/2003. 32 Bài “”Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà…, trong tuyển tập Đổi mới đi lên từ thực tế (2001), tr.74.
55
là linh hồn của bài viết, thần thái của tác phẩm. Chính cái tít là “cửa ngõ” đón công chúng đi vào tác phẩm hay không [51, tr.67].
Trong các tác phẩm báo chí chính luận của mình, tác giả Trần Bạch Đằng đã thể hiện sự khéo léo trong cách vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén. Bản thân tác giả là ngƣời giàu trải nghiệm, vốn từ phong phú, có thế mạnh trong việc sử dụng từ ngữ nên tít bài của ông luôn cuốn hút, gây ấn tƣợng mạnh với độc giả. Hơn thế nữa, tít bài rất phù hợp với thể loại báo chí chính luận. Qua việc khảo sát, chúng tôi khái quát lại một số nét đặc trƣng sáng tạo trong cách rút tít của tác giả:
-Tác giả thể hiện thái độ, sự bình luận của mình ngay ở tít bài. Ví dụ: “15kg đơn thư - không nhẹ!”, “Nỗi buồn của cả nước”, “Tiền lương - chuyện nhức nhối”, “Những xà xẻo đau lòng”, “Thái độ trách nhiệm đáng trân trọng”, “Sân cỏ không vui”, “Hú hồn nước Pháp”...
-Tác giả nêu giải pháp, đề xuất ngay đầu đề bài báo. Ví dụ: “Một đề xuất đáng suy nghĩ: Thành lập Ban kỷ luật quốc gia”, “Một số ý kiến về tuyển sinh đại học”, “Giải phóng hơn nữa sức sản xuất”, “Một yêu cầu khẩn thiết: Xin nhà nước đừng nhập những gì nông dân làm ra được”.
- Tác giả khái quát nội dung thông tin cốt lõi trong bài làm đầu đề. Ví dụ:“Điệp khúc "nhân quyền" của Mỹ không thể nào trơ trẽn hơn nữa”, “Nếu ở đâu cũng minh bạch như ở Cần Thơ”, “Tai nạn giao thông ở nội thành: Vẫn ở mức báo động đỏ”, “Cho thuê tàu hỏa - một hướng xã hội hóa thích hợp”...
- Tác giả sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ làm đầu đề bài báo. Ví dụ: “Cái kim trong bọc”, “Không phải là chuyện đánh người té ngựa”, “Ngàn năm gương cũ soi kim cổ”, “Đánh cho tới chấu”, “Con kiến… kiện củ khoai, kiện rồi đấy!”, “Không thể vũ như cẩn”, "Của tin còn một chút này", “Quân tử nhất ngôn”, “Chỉ là cưỡi ngựa ngắm hoa”…
- Tác giả sử dụng khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Ví dụ: “Đã nói là làm”, “Không thể để đám lưu manh này ngóc đầu dậy!”, “Bắt trớn - Một khởi động”, “Hai hiện tượng quái ác”, “Đến người nằm dưới mồ cũng phải nhổm dậy,
56
hà huống…”, “Trùm vi phạm nhân quyền lại ra lệnh về nhân quyền cho người khác”, “Biết rồi, nói mãi, khổ lắm”!…
- Tác giả tạo sự đối lập, mâu thuẫn trong tít báo. Ví dụ: “Nhân sự mới, gánh nặng cũ”; “Phấn khởi, song vẫn còn lo…”, “Số lượng nhỏ, ý nghĩa lớn”, “Vài chuyện nhỏ mà không nhỏ”, “Tin thì ngắn, trăn trở thì dài”, “Quốc hội nhỏ - sáng kiến lớn”, “Hiểu tư tưởng HCM – dễ và khó” …
- Tác giả đặt câu hỏi nghi vấn ngay từ đầu đề bài báo. Ví dụ: “Ông Hoàng Mai viết kiểm điểm song ông phải ngồi viết ở đâu?”, “Chuyện "biết rồi, nói mãi" - chẳng lẽ "chào thua"?, “Sau Iraq, tới nước nào?”, “Bảo vệ cái gì đây?”, “Lẽ nào chuyện đất đai ở quận Gò Vấp lại "rơi vào im lặng"?, “Vụ án Lã Thị Kim Oanh - quá nhiều "tại sao"?, "Danh sách đen" bóng đá Việt Nam - có hay không?...
- Tác giả sử dụng phép điệp từ, điệp ngữ trong tít báo. Ví dụ: “Có dũng cảm và dũng cảm”, “Đầu tư cấp bách xe buýt - xin nhớ cho hai chữ "cấp bách", “Hòa bình, hòa bình và hòa bình…”, “Vượt được một "vũ môn" - còn biết bao "vũ môn" nữa, “Kiểm điểm và kiểm điểm với ý thức trách nhiệm cao nhất”…
Tóm lại, đầu đề tác phẩm báo chí chính luận của tác giả Trần Bạch Đằng luôn hấp dẫn ngƣời đọc và tạo sự chú ý ngay từ đầu bài viết. Nó cũng biểu đạt đƣợc thông tin mà tác giả muốn bàn luận, đề cập đến với hình thức khá đa dạng và phong phú.
2.2.3.Ngôn ngữ tác phẩm
Ngôn ngữ là yếu tố đậm nét nhất hình thành phong cách nhà báo. Việc sử dụng sự sáng tạo ngôn từ theo một cách riêng tạo nên bản sắc của nhà báo. Ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí Trần Bạch Đằng là ngôn ngữ chính luận: sắc sảo, giàu tính chiến đấu, chính xác và “đậm đà sự xúc cảm”. Mặc dù thể loại chính luận mang nặng tính thời sự nên khi đọc lại có những sự kiện đã lùi xa, nhƣng với cách “viết nhƣ nói”, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, các bài viết của ông vẫn hấp dẫn ngƣời đọc. Ví dụ, ông viết: “Đoạn đường Tiên Yên – Lạng Sơn 150km mang tên quốc lộ 4. Tôi có kinh nghiệm: huyện lộ, tỉnh lộ bao giờ cũng
57
khá hơn quốc lộ! Và, “y như rằng thì là”, chúng tôi lộn ruột trên đoạn đường vang danh một thời đó” 33.
Ông sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình tƣợng, đậm sắc thái tu từ, gây ấn tƣợng mạnh với ngƣời đọc. Năm 1996, có dịp ra miền Bắc, thăm ba tỉnh đồng bằng sông Hồng, ông viết: “Cái đập mạnh đầu tiên vào tôi là thị xã Hưng Yên”,…, “Đến Thái Bình, tôi “thọc” ngay đến hợp tác xã Vũ Thắng , một hợp tác xã nông nghiệp nổi tiếng, thuộc loại “lá cờ đầu”, …, “Nói không quá, Ninh Bình phải là “vương quốc xi măng”34.
Cách diễn đạt từ ngữ của tác giả cũng hết sức sáng tạo và mới lạ, khiến ngƣời đọc càng nghiền ngẫm, càng thích thú: “Đã hô “đưa vào đại lao” hay “chém” mà còn chờ thủ tục, còn chờ “mài dao” – tức còn thời gian để “ô dù” can thiệp, thì ngay Bao Công cũng chỉ là... bao bì!” 35. “Thật buồn lòng khi một số người nào đó trong ngành quản lý giáo dục lại đề ra đến 20 trung tâm đại học cho nước ta. Đó không là quả đấm mà là bàn tay xòe – tát yêu thì được, còn đánh cho tung cánh cửa khoa học thì đừng hòng” 36.
Trong các tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, đặc biệt là ở mảng kinh tế, ông luôn đƣa ra các con số làm minh chứng sinh động. Không chỉ để dẫn chứng, ông còn có sự so sánh giữa các số liệu. Con số trong các bài viết của ông không khô khan, mà thể hiện cách thông tin chính xác, xoáy thẳng vào những vấn đề thời sự, nhức nhối: “Trong những phiên họp cuối của kỳ họp QH lần này, có hôm hội trường vắng đến 100 đại biểu, tức vắng 22% đại biểu. Đó là điều thiếu dân chủ rõ ràng”37.
Là nhà viết chính luận tầm cỡ, am hiểu nhiều lĩnh vực, viết chắc ở nhiều mảng đề tài, vì thế chúng ta cũng có thể tìm đƣợc trong các tác phẩm báo chí của
33 Sđd, Chuyện biên giới Lạng Sơn – Cao Bằng, tr.477. 34 Sđd, Một vòng nhỏ trên châu thổ sông Hồng, tr.690.
35 Bài “Giải pháp tình thế” và định chế, báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 16/9/2000. 36 Bài Tập trung tạo quả đấm “đại học quốc gia”, báo Thanh Niên, ngày 12/12/1999. 37 Bài Quốc hội chuyên nghiệp - Tại sao không?, báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 16/12/2000.
58
ông bóng dáng một chính trị gia, một nhà sử học, chuyên gia văn hóa, kinh tế, địa lý… với nhiều từ ngữ mang tính chất chuyên ngành. Khi Sài Gòn chuẩn bị kỷ niệm 300 năm tuổi, ông viết: “Nam bộ và Sài Gòn vào cuối thế kỷ XVII là vùng ít dấu chân người. Cư dân cố cựu thuộc hậu duệ của người Phù Nam – bị người Chân Lạp đánh bại vào thế kỷ VI- rải rác ở ven nam Tây Nguyên, còn kẻ xâm lược chiến thắng lại không bành trướng nổi dân số. Chính những năm tháng của thế kỷ XV, XVI, hình thành dần các vùng cư dân mà người Việt giữ vai trò chính, cộng với số người Hoa “phản Thanh phục Minh” xin tị nạn vào thế kỷ XVI. Nam bộ và Sài Gòn chuyển thành vùng đất được khai phá do lực lượng chủ lực là người Việt – trước tiên, dân lưu tán “tha phương cầu thực” đến các đợt di dân ồ ạt của chính quyền Đàng Trong. Đây là mảnh đất hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên ưu thế: vị trí địa lý, thời tiết nói chung không quá khắc nghiệt, thuộc vùng nhiệt đới, từ phù sa nhiều thiên niên kỷ bồi đắp rất phì nhiêu, nước ngọt quanh năm...” (300 năm thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh).
Trần Bạch Đằng sinh trƣởng ở Nam bộ, ngay từ lúc 5 tuổi đã lƣu lạc qua nhiều nơi trên mảnh đất này. Hơn thế nữa, ông lại phụ trách công tác tuyên huấn, gắn bó máu thịt với nhân dân Nam bộ qua hai cuộc kháng chiến. Vì thế, cách nói, cách viết đúng chất Nam bộ trong con ngƣời ông diễn ra hết sức tự nhiên nhƣ cơm ăn nƣớc uống hằng ngày.
“Thằng” là nét riêng của bà con Nam bộ trong cách xƣng hô khi tỏ thân tình.
Tác giả đã đƣa từ này vào tác phẩm báo chí chính luận một cách hết sức thú vị và giàu tình cảm khi nhớ về những con ngƣời Nam bộ đã cƣu mang, chở che cho ông, đồng chí của ông suốt một thời: “Thằng Ba Duẩn, thằng Ba Khiêm (Ung Văn Khiêm), thằng Tám Hà (Hà Huy Giáp), thằng Hai Hùng (Phạm Hùng)... Ai cũng thuộc đẳng cấp “thằng”. Tôi cũng là “thằng”, hơn nữa, “thằng” hơi yếu – thằng nhỏ, do tuổi của tôi lúc ấy38.
59
Từ “cò” cũng là cách gọi xƣa kia của ngƣời dân Nam bộ đối với các chỉ huy công an, đƣợc tác giả đƣa vào bài viết Nhớ thuở “Quốc gia tự vệ cuộc”39: “Khó mà nói hết cái rộn ràng trong người tôi, khi ngày hôm qua còn rất ngán qua cửa bót Catinat, nay nghiễm nhiên vào bót, châm điếu thuốc lá với mấy ông “cò” (…). Nhiều cò lắm. Cò Thức (sau này là giám đốc Sở liên lạc Nam bộ, người Biên Hòa), cò Nhơn (giáo sư y học Trương Công Nhơn hiện nay, sau đổi thành Trương Công Cán), cò Chương (Quách Vĩnh Chương, tức nhạc sĩ Quách Vũ)…
Nhắc đến không khí những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, không có gì bằng lời kêu gọi thống thiết, đầy tự tin và hãnh diện đã trở thành “hịch” kháng chiến của ngƣời Nam bộ: “Nóp với dáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai
hùng…”(Từ Nam bộ kháng chiến đến toàn quốc kháng chiến - cái thuở ban đầu)
Từ “lối” là từ rất đặc trƣng của ngƣời Nam bộ cũng đƣợc ông thƣờng xuyên đƣa vào bài viết chính luận (trong ngữ cảnh này, ngƣời miền Bắc hay sử dụng từ “khoảng chừng” mang nghĩa tƣơng tự nhƣ từ “lối” của ngƣời miền Nam).
2.2.4.Cách thức thể hiện chính kiến
Trong tác phẩm báo chí, chính kiến thể hiện thái độ, quan điểm của nhà báo đối với một hoặc một số sự kiện cụ thể [34; tr.13]. Vì thế, nhà báo muốn bảo vệ chính kiến của mình thì phải xây dựng các luận điểm, luận cứ, luận chứng một cách có hệ thống, rõ ràng và thuyết phục. Trong hàng ngàn bài báo của mình, Trần Bạch Đằng đã giải quyết rất tốt yêu cầu này. Với bút pháp linh hoạt, lập luận sắc sảo, ông có nhiều cách để thể hiện chính kiến, nhƣng đa phần theo lối trực diện, nói thẳng suy nghĩ, quan điểm của mình.
Trong bài bình luận Qua chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội lần này 40, tác giả nhận xét: “Về mặt kỹ thuật, trong kỳ họp thứ tư, chất vấn của đại biểu Quốc hội có chất lượng hơn so với trước… Thế nhưng nghiêm khắc mà xét, một số Bộ
39Bài đã dẫn, báo Công An TP.HCM, ngày 2/9/2004. 40Bài đã dẫn, báo Công An TP.HCM, ngày 18/1/2003.
60
trưởng trả lời không đạt hoặc tỷ lệ đạt không cao, “gây thất vọng”. Minh chứng cho luận điểm này, tác giả nêu cụ thể:“Tôi ví dụ như đối với Bộ Giao thông vận tải. Những con số thì đã được công bố, đã được lưu hành, còn bây giờ người chất vấn muốn rõ vì sao cầu đường thi công kém chất lượng, tiền đầu tư quá lớn mà thất thoát kinh khủng, tai nạn giao thông tiếp tục nghiêm trọng, nhiều dạng tiêu cực xuất hiện và xuất hiện kéo dài v.v... Cử tri theo dõi truyền hình không thỏa mãn vì đồng chí Bộ trưởng không đi vào cái điều mà người ta muốn biết…”. Tác giả cũng nhìn ra cái lỗi đó không chỉ do cá nhân ông Bộ trƣởng mà còn do cấp cao hơn: “Các đồng chí chủ trì phiên họp của Quốc hội chưa kiên quyết để chấm dứt tình hình trả lời ấy”. Để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn phát huy đƣợc hiệu quả và đi vào thực chất hơn, tác giả nêu chính kiến: “Theo tôi, chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội không chỉ tập trung trong một số ngày với một số đối tượng cần chất vấn. Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn bất cứ lúc nào và chất vấn ở các phiên họp toàn thể hay ở tổ”.
Bên cạnh việc thể hiện chính kiến trực diện, nhà báo Trần Bạch Đằng dùng một cách khác là thông qua hệ thống dữ liệu để phân tích vấn đề, sự kiện, từ đó mới bày tỏ ý kiến. Chẳng hạn trong bài Có thể còn lạc hậu về nhiều mặt, nhưng… 41, nhà báo Trần Bạch Đằng đƣa ra một loạt con số về việc chăm sóc sức khỏe ở Cuba, đồng thời phân tích, so sánh việc đầu tƣ cho hoạt động này giữa Cuba – một nƣớc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa và vừa bắt đầu đổi mới với Anh – một nƣớc tƣ bản có nền kinh tế phát triển lâu đời. Tác giả viết: “Cái cuốn hút sự chú ý của các chuyên gia Anh, chính là chi phí khám chữa bệnh hàng năm trên đầu người. Ở Cuba, chi phí này là 7 bảng Anh, trong khi ở Anh là 750 bảng… Số bác sĩ tổng quát ở Cuba là 30.000 người, bằng số bác sĩ ở Anh, mặc dù dân số chỉ bằng 1/5 mà thôi. Một bác sĩ gia đình của Cuba chăm sóc trung bình từ 500 đến 700 người dân. Trong khi một bác sĩ như vậy ở Anh phải cáng đáng từ 1.800 đến 2.000 người. Cuba có 21 trường Y khoa, còn tại Anh chỉ có 12 trường…”. Sau khi so sánh những
61
con số trên, tác giả mới đƣa ra chính kiến: “Cuba là một nước còn lạc hậu về kinh tế, nhưng Cuba lại là nước tiên tiến về chăm sóc y tế cho nhân dân. Tại sao VN không làm được như vậy, trong khi VN có điều kiện thậm chí còn tốt hơn Cuba?... Nghèo thì nghèo, nhưng ngân sách y tế phải đảm bảo điều trị cho bệnh nhân”.
Cuối cùng, tác giả thể hiện gián tiếp chính kiến của mình bằng cách sử dụng ý kiến quan điểm của ngƣời khác trong bài viết. Ví dụ trong bài Kiến nghị của một sinh viên (báo Thanh Niên, ra ngày 24/11/1999), tác giả dành toàn bộ bài viết để thuật lại phần chính bức thƣ của một sinh viên đã gửi cho tác giả. Bài báo dài gần 500 chữ trong đó tác giả chỉ nói đúng một câu dài 29 chữ: “Tôi nhận bức thư sau đây của một sinh viên. Xin giới thiệu phần chính của bức thư và mong Bộ Giáo dục