7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Giàu tố chất Nam bộ
Trần Bạch Đằng là cháu nội cụ nghè Trƣơng Gia Mô, một trí thức Nho học có tầm cỡ ở miền Nam. Vì vậy, ông có tố chất di truyền của bậc trí thức giàu nghĩa khí và tố chất Nam bộ thẳng thắn, khẳng khái, nghĩa hiệp và dũng cảm.
TS.Quách Thu Nguyệt, Giám đốc NXB Trẻ đã có một nhận định ngắn gọn nhƣng vô cùng chính xác về tác giả Trần Bạch Đằng, đó là “một con ngƣời đậm chất Nam bộ không chỉ bởi quê quán, nơi sinh trƣởng mà còn ở ngay trong tính cách, ngôn từ, hành xử. Khi nói hay viết, Trần Bạch Đằng luôn trình bày thẳng những suy nghĩ của mình, không úp mở, quanh co; đi thẳng vào thực chất vấn đề; ghét khoa trƣơng, kiểu cách” [56].
Nhà báo Khƣơng Hồng Minh cũng nhận xét: “Các bài viết của Trần Bạch Đằng nổi lên rất rõ không những hồn vía của phƣơng ngữ Nam bộ, lối nghĩ và lối
68
hành động kiểu Nam bộ mà còn là thần thái của một cây bút trọng nghĩa khinh tài, nhiệt thành đứng hẳn về phía lợi ích chính đáng của xã hội”.
Khi trả lời phỏng vấn và ngay trong các bài viết của mình, Trần Bạch Đằng đã một vài lần đề cập đến hình tƣợng Lục Vân Tiên và tự nhận mình là một “kiếm khách” trên hành trình báo chí.
Sự thẳng thắn, sòng phẳng, mang đậm tố chất Nam Bộ trong con ngƣời Trần Bạch Đằng thể hiện ở rất nhiều tác phẩm báo chí chính luận của ông. Trong bài
Người Việt Nam công giáo nhìn về phía trước , trích từ buổi nói chuyện với ngƣời Công giáo theo lời mời Ủy ban vận động ngƣời công giáo xây dƣ̣ng và bảo vệ Tổ quốc TP.HCM, ông thẳng thắn đến bất ngờ , nhƣng rất đúng , rất khách quan , khiến không ai có thể bắt bẻ đƣợc : “Tôi đến đây không định tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, nhất là không định tuyên truyền để kết nạp bất kỳ ai có mặt trong giảng đường rộng lớn này vào Đảng, bởi vì – thẳng thắn mà nói – không ai trong các bạn có đủ tiêu chuẩn . Ngược lại, tôi cũng tin chắc rằn g các bạn không bao giờ định rủ tôi vào đạo , càng không định phong cho tôi chức linh mục , đơn giản thôi, tôi thiếu tiêu chuẩn”.
Là con ngƣời ngay thẳng, chính trực, ông ghét cay ghét đắng mọi sự giả dối, nịnh bợ, luồn cúi. Khi viết Xây dựng Đảng về tổ chức và tư tưởng , ông “chửi” thẳng: “Cần phải nói thẳng rằng tệ nịnh hót không vắng mặt trong Đảng ta . Đồng thời, cũng phải nói thẳng rằng sự “trở mặt” khá lẹ của những người nịnh hót đó khi “đối tượng nịnh hót” không còn cần để nịnh hót nữa . Đôi khi chuyện đau lòng ấy không ngoại lệ đối với một đồng chí lãnh tụ quá cố. Phạm vi hẹp nhưng nó ném vào đạo lý của Đảng và của xã hội một ô nhiễm đáng được phê phán”.
Cách viết không ngại đụng chạm, không kiêng dè bất cứ uy quyền nào của ông luôn làm cho khối kẻ “có tật giật mình”: “… trong những người hò hét diệt tham nhũng , đám tham nhũng nhận diện ra “người đồng hội đồng thuyền” với mình, không phải gái điế m hoàn lương mà vẫn làm đĩ đồng thời đăng đàn chống tham nhũng, thậm chí đảm đương chức vụ chống tham nhũn g (Phiếm luận về tham nhũng và chống tham nhũng).
69
Với Trần Bạch Đằng, viết là chiến đấu. Tâm niệm dùng ngòi bút chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, những bài viết chủ yếu của ông là phê bình, tấn công thẳng vào những thói hƣ tật xấu của xã hội, của chính quyền, của viên chức nhà nƣớc. Đây là thứ bản lĩnh chỉ những ngƣời lính cách mạng chân chính mới có. Những gì ông phê phán đều là đối lập với nhân dân, với sự tồn vong của chế độ cho nên đƣợc đông đảo bạn đọc thuộc đủ thành phần đón nhận, chia sẻ và ủng hộ.
Năm 2004 khi xảy ra vụ nhận hối lộ ở Bộ Thƣơng mại, Trần Bạch Đằng viết bài Vụ Mai Thanh Hải – không cá biệt. Trong đó, ông thẳng thắn quy trách nhiệm: “Bộ trưởng Trương Đình Tuyển là một trong những người được dư luận chung đánh giá, ngoài tinh thần tận tuỵ, ngoài khả năng quản lý ngành thương mại quốc gia, là một cán bộ gương mẫu ở Bộ Thương mại cũng như ở tỉnh Nghệ An. Song thắc mắc của nhiều người - trong đó có thắc mắc của tôi - là tình hình như thế (Vụ Mai Văn Dâu) sao lại kéo dài trước mắt đồng chí Bộ trưởng”.
Khi theo dõi phiên họp Quốc hội chất vấn một số thành viên chính phủ, ông “sửng sốt” trƣớc câu trả lời của Bộ trƣởng Đào Đình Bình. Ông viết bài phê bình ngay lập tức: “… không ít Ủy viên Trung ương Đảng đắc cử vào Quốc hội, nhưng chẳng ai đưa chức danh trong Đảng ra như một câu trả lời, kể cả trước đôi câu hỏi gây “nóng mặt… Tôi không đồng tình với cách trả lời của ông Đào Đình Bình”.
Gắn bó, yêu quý ngành công an nhƣng cũng có lúc ông tỏ ra giận dữ trƣớc những tiêu cực của ngành này: “Ai cho ngành công an cái quyền theo một lộ trình kỳ quặc: đi chơi, đòi ưu tiên qua trạm, nổ súng, truy đuổi nhân viên làm đúng chức năng là điều tiết lưu thông và cuối cùng, ngồi viết bản tự kiểm? Tại sao chỗ ngồi viết bản tự kiểm không là trại tạm giam?...” 48. (Bài Ông Hoàng Mai viết kiểm điểm song ông phải ngồi viết ở đâu?).
Với tính cách đó của ông, khi xoáy vào những vấn đề gai góc của cuộc sống, ông cũng gặp nhiều cản trở trên con đƣờng viết báo. Nhƣng ông coi mọi chuyện là hết sức bình thƣờng: “Chống sai trái, bảo vệ lẽ phải… mà không có ngƣời ghét
70
thì… thế gian này đã tận thiện mỹ rồi! Đã thế, nhà báo sẽ thất nghiệp thôi!” [52]. Ông thú thực: “Khi mình nói thẳng, thậm chí “chửi” thẳng thì cũng có ngƣời tự ái. Tôi hiểu đƣợc, cảm thông đƣợc. Cũng may là tôi, cả một đời đi làm cách mạng bằng báo chí, chứ nếu là ai khác thì chắc cũng… khó” [58].
Tố chất Nam bộ không chỉ thể hiện trong tính cách nghĩa hiệp kiểu Lục Vân Tiên giữa đƣờng thấy sự bất bằng chẳng tha, tấn công thẳng vào những thói hƣ tật xấu với đôi mắt “rực lửa” và ngòi bút sắc bén mà còn toát lên trong cách sử dụng từ ngữ của nhà báo Trần Bạch Đằng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên đặc trƣng phong cách chính luận của ông, giúp phân biệt giữa phong cách Trần Bạch Đằng với những phong cách khác cùng viết về thể loại báo chí chính luận nhƣ Thép Mới, Hoàng Tùng, Hữu Thọ…