dựng lối sống mới.
Tính tích cực là phẩm chất vốn có của mỗi người. Nó được biểu hiện trong các hoạt động khác nhau. Ở lứa tuổi đi học, học tập là hoạt động chủ đạo. Tính tích cực học tập là tính tích cực nhận thức, sự cố gắng trí tuệ và nghị lực,
đặc trưng khát vọng hiểu biết để vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Khi đã lĩnh hội được những tri thức của loài người sẽ giúp bản thân có những hiểu biết mới. Qua đó, mỗi cá nhân sẽ ghi nhớ những gì đã nắm bắt được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Từ tính tích cực nhận thức trong học tập có liên quan đến động cơ tạo ra hứng thú cho người học. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực, tự giác thể hiện ở óc quan sát, trí tò mò khoa học, tính phê phán trong tư duy.
Hiệu quả của công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên không chỉ cần có vai trò, sự nỗ lực của thầy cô giáo, gia đình và xã hội mà còn ở tính chủ động, tích cực, tự giác của sinh viên. Đó là sự tham gia một cách hứng thú của sinh viên trong các hoạt động học tập, rèn luyện trong nhà trường và cộng đồng. Biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử, ý thức và trách nhiệm công dân của sinh viên. Việc phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên còn biểu hiện sự nỗ lực của các em trong hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí, như: hứng thú, sự chú ý, ý chí nhằm đạt mục đích đặt ra.
Để sinh viên có thái độ và sự nhận thức tích cực về quá trình xây dựng lối sống mới, giáo viên, các tổ chức Đoàn, Hội, các cấp lãnh đạo trong nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xung kích bảo vệ tổ quốc, thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, người lao động đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế.
Điều 5, Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi: “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, hăng hái say mê học tập và ý chí vươn lên” [36, tr.64].
Trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của thầy cô giáo, gia đình và xã hội thì tính tích cực, tự giác là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng đem lại thành công trong quá trình giáo dục lối sống mới. Thực tế cho thấy, có rất nhiều sinh viên mục đích học hành với tính cách “đối phó” hoặc chỉ lo cho mình có nhiều kiến thức, nhiều khả năng nhưng không đi đôi với việc rèn luyện về tâm hồn và nhân cách. Do đó, nhiều sinh viên bất chấp mọi thủ đoạn và gian dối để có được tấm bằng. Có sinh viên chỉ quan tâm đến bên ngoài, chạy theo đủ loại “mốt”, thậm chí còn chạy theo những mốt ăn chơi liều mạng, trác táng, với những kiểu yêu cuồng sống vội, sống “thử”, gây tan tác cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đường hướng giáo dục nào cũng phải để cho mỗi người được giáo dục có cơ hội và điều kiện thể hiện chính mình. Không nên tìm mọi hình thức áp đặt nhồi nhét, rập khuôn, nắn đúc. Đó là sự xúc phạm và gây tai hại, làm mất đi tính giáo dục. Điểm hay của người thầy là biết khơi dậy những khả năng tiềm ẩn của mỗi người, đồng thời hỗ trợ và bổ túc những điều cần thiết, gợi ý những sáng kiến và đưa ra những phương pháp, cách thức để mỗi người tự do lựa chọn và điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và tính cách của mình.
Do đó, công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên ở trường nói riêng và sinh viên nói chung đều phải có những nhân tố tác động đến tính tích cực, tự giác. Bản thân mỗi sinh viên phải dựa trên trạng thái tâm lý như: hứng thú, xúc cảm, nhu cầu, động cơ, ý chí và các điều kiện vật chất, tinh thần như: tình trạng sức khoẻ, môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với nhà trường là hệ thống
các quan hệ thầy trò, chất lượng quá trình dạy học, giáo dục như: phương pháp, phương tiện nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá. Từ đó, đề ra các biện pháp cơ bản như: kích thích tính tích cực, tự giác qua thái độ, cách ứng xử giữa giáo viên và sinh viên. Tạo môi trường lối sống lành mạnh trong lớp, trong trường, biểu dương những sinh viên có kết quả cao trong học tập. Thường xuyên đánh giá, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, đúng mức.
Phong trào tình nguyện là một những hoạt động có ý nghĩa thiết thực phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên, là hoạt động có tính giáo dục và tính nhân văn cao cả, mang lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, như: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng. Thông qua đó, sinh viên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, có lý tưởng và không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng. Trong những năm qua, cùng với sinh viên cả nước, sinh viên nhà trường với tình thần tương ái “lá lành đùm lá rách” đã sẵn sàng nhường cơm sẻ áo trong lúc bản thân còn gặp khó khăn, sẵn sàng hành động giúp đồng bào bị thiên tai bão lụt, sẵn sàng hiến máu nhân đạo, ủng hộ người nghèo, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống và đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh học đường.
Từ thực tiễn đó cho thấy, cần thành lập các đội hình sinh viên tình nguyện, các đội hình chuyên giúp đỡ nhân dân, như: chuyển giao khoa học công nghệ, các hội diễn văn hoá văn nghệ, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức các diễn đàn tuyên truyền về luật giao thông đường bộ, ký cam kết không vi phạm luật giao thông, tăng cường các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng, đặc biệt trẻ em ở các vùng khó khăn. Ngoài ra, nhân dịp hè, giới thiệu sinh viên về sinh hoạt hè tại địa phương theo mô hình đội, nhóm, hội đồng hương. Tăng cường phối hợp với các cấp, các
ngành, huy động các nguồn tài trợ, tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động tình nguyện.
Két quả giáo dục cuối cùng tuỳ thuộc vào người thụ huấn, là người giữ vai trò chính yếu trong việc chủ động và tích cực rèn luyện bản thân mình. Do đó, có thể khẳng định rằng, việc phát huy tính tích cực và tự giác, khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên trong nhà trường là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất của công tác giáo dục lối sống mới.