lối sống mới cho sinh viên.
Ông cha có câu: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Để trở thành người tài giỏi, có ích chúng ta phải học, học suốt đời. Muốn học tốt, mỗi chúng ta phải cố gắng siêng năng, tìm tòi, hỏi han những điều chưa biết và cần biết. Bên cạnh đó, chúng ta lại phải biết vận dụng, biết thực hành, biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc, vào đời sống. Như thế mới đúng nghĩa của “học đi đôi với hành”.
Theo Hồ Chí Minh, để có những con người phát triển toàn diện, hài hoà, trong giáo dục đào tạo phải thực hiện tốt phương châm: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội”. Văn kiện đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội” [ 14, tr.109].
Mục tiêu giáo dục rất rõ ràng là dạy làm người, rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để xây dựng hạnh phúc, văn minh. Hệ thống giáo dục của nước ta nói chung và ở trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nói riêng trong thời gian qua còn nặng về giáo lý thuyết, nhẹ về thực hành. Nội dung và phương pháp dạy chậm được đổi mới. Sinh viên học một cách thụ động. Do đó, khi ra trường khó có công
ăn việc làm, phải dựa vào mối quan hệ thân quen hay vào một khả năng khác để có việc làm, sau đó từng bước tự đào tạo hay tự thích nghi với yêu cầu công việc.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục lối dục lối sống mới cho sinh viên là giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam; giáo dục trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc; biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. Để đạt được hiệu quả của nội dung giáo dục lối sống trên thì phải gắn đối tượng học với hoạt động thực tiễn. Các nội dung giáo dục lối sống mới phải được cụ thể hoá trong sinh viên, như: lựa chọn, lồng ghép các nội dung chính trị, đạo đức, lối sống thích hợp vào hoạt động giảng dạy, học tập của chương trình chính khoá; tổ chức các hoạt động nhân dịp ngày lễ, các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương và nhà trường, các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao; các hoạt động, phong trào tình nguyện học sinh, sinh viên; tổ chức tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên đầu khoá, cuối khoá; các hoạt động giáo dục theo chuyên đề như: giáo dục môi trường, kỹ năng sống, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, giáo dục an toàn giao thông. Các hoạt động đó phải đúng theo phương châm “học đi đôi với hành”. Học sinh, sinh viên được giáo dục, nhận thức về nó không chỉ mang lý thuyết suông mà phải được biểu hiện thành hoạt động cụ thể trong đời sống. Học sinh, sinh viên phải biến những lý thuyết đó thành hành vi, thái độ về lối sống mới có văn hoá, văn minh với cộng đồng xã hội tự nhiên, cụ thể như: Đi đường nếu thấy một vật chướng ngại như tảng đá, hố sâu ngang đường có thể nguy hại cho người đi sau thì tự động dẹp đi hay làm một điều gì đó để người sau chú ý; thấy người già hay trẻ em đang không biết qua đường như thế nào khi dòng xe tấp nập qua lại thì tự giác đưa họ qua đường; thấy vòi nước chảy
lãng phí thì khoá lại; để xe đúng chỗ không làm cản trở giao thông trên đường,…
Việc học là rất quan trọng, nó không chỉ quan trọng với bản thân mà còn quan trọng đối với xã hội và đất nước. Nhưng việc vận dụng những điều được học đó vào cuộc sống còn có ý nghĩa giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, rèn luyện nhân cách con người. Từ đó, khắc phục được thói quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế. Đối với mục tiêu giáo dục con người có ích cho xã hội là không thể thiếu trong nội dung giáo dục đào tạo. Khi thế hệ trẻ được đánh thức trở lại lối sống đẹp, có văn hoá về hành vi và thái độ ứng xử trong cuộc sống là động lực to lớn thúc đẩy đông đảo lực lượng học sinh, sinh viện thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.