sống mới cho sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Trước sự tác động của toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta đang có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thử thách. Đất nước đã trải qua những chặng đường lịch sử khác nhau, những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc vẫn được nhân dân ta nói chung và sinh viên ở trường nói riêng kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống của mình. Nhưng bên cạnh việc phát huy, kế thừa tính tích cực đó, hiện nay một bộ phận sinh viên có xu hướng chạy theo lối sống hưởng thụ, sống theo khuynh hướng cá nhân vị kỷ, không nghĩ đến lợi ích chung, xem thường những giá trị về phục vụ, cống hiến cho xã hội, trốn tránh tham gia các hoạt động xã hội. Lối sống kiểu thực dụng sòng phẳng hơn là nghĩa tình, do sự chi phối của đồng tiền dẫn đến lối sống, tình cảm lạnh lùng, vô cảm. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và chia sẻ. Mặc dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong sinh viên. Có những sinh viên bắt đầu nhiễm lối sống xa hoa, đua đòi vật chất, tiêu xài hoang phí, dối trá, ích kỷ, ăn bám, phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc, đề cao quá mức các giá trị được cho là “mới”, là “hiện đại”.
Còn 15,65% sinh viên cho lý tưởng sống là làm giàu cho cá nhân. Có 2,60% sinh viên sống cơ hội, thực dụng; 25,6% sinh viên coi học tập là để đối phó với gia đình; 1,1% sinh viên cho tệ nạn cờ bạc là hiện tượng chơi bời giải
trí của con người; đối với tệ nạn mại dâm có 10,8% sinh viên cho đó là hiện tượng bình thường hiện nay. Sự ảnh hưởng của lối sống phương Tây đến lối sống sinh viên hiện nay cũng rất rõ. Nhiều sinh viên thích mặc quần Jean, áo Pull hoặc chạy theo các mốt thời trang kiểu Tây, hở hang khêu gợi. Có những sinh viên chạy theo nghệ thuật “rẻ tiền” như về âm nhạc, ngôn ngữ, trang phục. Băng đĩa hình, mạng Internet, phim ảnh với nội dung đồi truỵ, quái đản và thể hiện gần đây trong đa số sinh viên không chỉ riêng ở trường là kiểu lối sống tự do ít ràng buộc, kiểu chung sống trước hôn nhân, hay còn gọi là lối sống “thử”. Một trong những nguyên nhân chung sống thử là do tâm lý tò mò, háo hức, khám phá cái mới của giới trẻ. Hiện tượng sống thử mang trong mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội dẫn đến con người tự do, phóng túng, tình cảm chai sạn. Đó là chưa kể đến hậu quả về sức khoẻ khi bạn nữ có bầu, phải sinh con hoặc nạo hút thai. Những gì do sống thử mang lại không thể bù đắp những tổn thất do nó gây ra.
Qua khảo sát, số sinh viên được trả lời chấp nhận lối sống tự do, ít ràng buộc, chủ yếu là trong tình yêu hôn nhân là 9,13%, tỷ lệ sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ. Khảo sát ở nhiều sinh viên khác cho thấy, có khoảng 1/3 sinh viên có thái độ ủng hộ tình yêu hôn nhân kiểu phương Tây (có quan hệ tình dục trước hôn nhân). Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai tăng cao ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên vi phạm pháp luật như trộm cắp, gây rối, lừa đảo, buôn bán ma tuý... vẫn xảy ra. Sinh viên vi phạm nội quy khá phổ biến như nội quy Ký túc xá, đi học muộn, bỏ tiết học, gian lận trong kiểm tra, thi cử, cờ bạc, uống rượu, quan hệ nam nữ bất chính có chiều hướng gia tăng. Nhiều sinh viên thiếu ý thức trau dồi học hỏi để sống tốt hơn. Tỷ lệ sinh viên chưa sống đẹp vẫn nhiều, những biểu hiện, như: Chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn xả
rác bừa bãi, tinh thần giúp đỡ người khác chưa cao, còn thờ ơ trước những số phận không may mắn như đi xe buýt chưa có thói quen nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Có những sinh viên đi xe buýt tham gia giao thông, sinh hoạt nơi công cộng đã áp dụng chiến thuật 3 không: “không thấy - không nghe - không biết”. Điều đó cho thấy, ý thức “mình vì mọi người” của sinh viên còn thấp. Cái tôi của sinh viên quá lớn, lợi ích cá nhân đặt lên trên lợi ích cộng đồng. Sự ích kỷ cực đoan là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên thiếu ý thức nơi công cộng. Có những sinh viên khi được hỏi về niềm tin lý tưởng đối với Đảng và đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tỏ thái độ phân vân, hoài nghi.
Những biểu hiện yếu kém cũng cần nói tới là tâm lý dao động những lúc gặp khó khăn, ý chí bản lĩnh của một bộ phận sinh viên chưa vững vàng, chán nản. Những trận đá bóng tranh cúp Asia, hay Seagames là một ví dụ. Khi thắng trận thì quá khích, háo hức nhưng khi đội nhà thất bại thì tỏ thái độ chán nản, rã đám. Những biểu hiện trên cũng là một trong những băn khoăn, trăn trở của lãnh đạo và giáo viên nhà trường, đặc biệt là giáo viên bộ môn.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm khoá VIII đã khẳng định: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục đào tạo làm cho xã hội lo lắng, như: Sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bạn bè, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma tuý... ở một bộ phận học sinh - sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các môn lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn” [19, tr47].
Bên cạnh đó, về nhận thức, thái độ, quan điểm của một số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường chưa nhận thấy tầm quan trọng của công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay mà chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ. Nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Nội dung, phương pháp giảng
dạy chậm được đổi mới. Việc giáo dục quan điểm, lý tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ít được quan tâm hoặc lồng ghép trong kỷ luật học đường hay trong các sinh hoạt ở lớp, khoa. Vẫn còn 32,17% giáo viên không thường xuyên nhắc nhở đến vấn đề đạo đức, lối sống của sinh viên, 18,04% sinh viên được điều tra trả lời là không thấy giáo viên nhắc đến. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của một bộ phận giáo viên về vấn đề giáo dục lối sống chưa được chú trọng. Có giáo viên vẫn cho đó là trách nhiệm của Phòng Công tác học sinh- sinh viên, của giáo viên chủ nhiệm hay của gia đình.
Các điều kiện vật chất của xã hội dành cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ còn quá ít ỏi, chưa nhận thức hết được tính cấp bách của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, thiếu những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn những mặt tiêu cực bên ngoài tác động đến giới trẻ. Trước sự xuống cấp, suy thoái về mặt đạo đức, lối sống của sinh viên nhiều người còn tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm, không tìm hiểu, lý giải nguyên nhân để có biện pháp tháo gỡ hay uốn nắn, kịp thời sửa chữa để giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội.
Đánh giá tình hình công tác tư tưởng, lý luận, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ ra những yếu kém, bất cập: “Trong một thời gian dài chưa coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho toàn xã hội, nhất là đã buông lỏng giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức công dân trong trường học” [21, tr. 129]. Và gần đây trong Nghị quyết Trung ương 7 khoá X của Đảng ta đã nhận định: Một thế hệ thanh niên có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khoẻ, khát khao sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã được bồi dưỡng, rèn luyện, trưởng thành. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, niềm tin, thiếu ý chí vươn lên trong học tập, lao động, công tác, thậm chí sa vào tệ nạn, tội phạm.
Từ thực trạng trên, đặt ra vấn đề cần thiết là phải tìm ra những nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp tích cực, khả thi để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ phù hợp với yêu cầu của đất nước và thời đại.