Xã hội hoá giáo dục là một trong những quan điểm quan trọng của Đảng nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Với yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục lối sống mới ở Trường cần có sự thống nhất xây dựng một môi trường giáo dục xã hội: Thống nhất hoạt động của các lực lượng trong nhà trường và xã hội; thống nhất môi trường giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng nơi ở với địa phương. Do đó, cần khắc phục tình trạng khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường và giáo viên. Cần thấy rõ mục tiêu đào tạo, phát triển con người toàn diện để gia đình hiểu rõ và thống nhất cùng nhà trường phấn đấu cho mục tiêu đó. Đây cũng là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Nhưng trước hết vai trò của nhà trường là trung tâm phối hợp, liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đạt hiệu quả. Nhà trường phải tạo được mối quan hệ giữa việc “dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy người” để hình thành nhân cách phục xã hội chủ nghĩa. Do đó cần thay thế khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho cả đời người” bằng khẩu hiệu “đào tạo liên tục trong suốt đời người”, giáo dục mang tính thường xuyên, liên tục và suốt đời. Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “thực hiện “giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập” ” [14, tr. 109]. “tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo” [ 14, tr. 204].
Vấn đề dân chủ hoá giáo dục. Đây là một trong những nguyên tắc chung chỉ đạo hoạt động hệ thống giáo dục. Khi vấn đề dân chủ được thực hiện, điều đó sẽ đảm bảo tính công bằng cho người học, phát huy được khả năng sáng tạo, bản lĩnh cho sinh viên. Khả năng tư duy độc lập và sáng tạo của sinh viên sẽ được khuyến khích bằng cách cho phép sinh viên thảo luận với nhau và thảo luận bình đẳng với giáo viên về những nội dung quan trọng trong môn
học. Mô hình giáo dục hiện đại là lấy sinh viên làm trung tâm, khác với mô hình giáo dục truyền thống lấy thầy làm trung tâm.
Thế kỷ XXI, với vai trò của nền kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hoá, dân chủ hoá giáo dục được thực hiện đầy đủ sẽ góp phần phát triển nhân cách của con người mới. Từ đó sinh viên có thể khẳng định mình để hoà nhập vào xã hội tri thức hiện đại và tham gia một cách tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp phát triển đất nước.