Tính tất yếu của việc giáo dục lối sống mới cho sinh viên nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

hiện nay.

Nhân cách của con người không mang tính tự nó. Nhân cách được hình thành và phát triển thông qua mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, đồng thời thông qua các hoạt động lao động, học tập, giao tiếp… Ở sinh viên, hoạt động chủ yếu là hoạt động học, là một loại hình đặc trưng của sinh viên nhằm mục đích trao đổi chính bản thân người học, hình thành những phẩm chất, nhân cách mới phù hợp với yêu cầu của xã hội và mục tiêu giáo dục.

Với vai trò là chủ thể của hoạt động học, sinh viên luôn có xu hướng vươn lên làm chủ những tri thức mới để phục vụ cho nghề nghiệp của mình. Đa số sinh viên hiện nay có lối sống lành mạnh, có đức tính ham học hỏi, siêng năng, chịu khó, sáng tạo trong học tập, linh hoạt, nhạy bén trong ứng xử tình huống. Cùng với quá trình tiếp thu các giá trị văn hoá hiện đại trên thế giới, sinh viên cũng quan tâm và tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nhưng mặt khác, các hoạt động xã hội hiện đang dần dần chuyển sang ưu tiên các giá trị vật chất, nhằm đảm bảo và nâng cao mức sống vật chất. Vì vậy, các giá trị tinh thần - văn hoá đã phần nào bị xem nhẹ. Điều đó dẫn đến mối quan hệ hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần khó xác lập, do đó các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc có nguy cơ bị đứt đoạn.

Nghị quyết trung ương VII khoá X của Đảng ta đã nhận định: Công tác thanh niên và tình hình thanh niên đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Một

thế hệ thanh niên có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khoẻ, khát khao sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã được bồi dưỡng, rèn luyện trưởng thành. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, niềm tin, thiếu ý chí vươn lên trong học tập, lao động, công tác, thậm chí sa vào tệ nạn, tội phạm.

Thực tiễn cho thấy, ở bất cứ dân tộc nào, các giá trị văn hoá truyền thống là hành trang không thể thiếu trong hành trình bước vào thế kỷ XXI. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã ít nhiều tác động đến các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, gây lên những biến đổi nhất định và nhiều vấn đề bức xúc cho xã hội. Những biểu hiện của lối sống không lành mạnh, xa rời lối sống truyền thống dân tộc có xu hướng ngày càng. Một lối sống phương Tây với những phong tục tập quán bắt đầu hình thành. Lúc đầu tập trung ở những vùng đô thị, sau đã xuất hiện ở hầu hết các vùng nông thôn lân cận. Nhiều người đã bắt chước mù quáng cách ăn mặc, sinh hoạt, nói năng, ứng xử của người phương Tây, sùng bái phương Tây. Chiếm số đông trong đó là sinh viên. Những biểu hiện với lối sống buông thả, thờ ơ với cộng đồng; không quan tâm đến chính trị; tham gia vào các tệ nạn xã hội; coi thường các giá trị nhân văn, nhân ái, trọng nghĩa tình; quay lưng với truyền thống, với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm khoá VIII đã khẳng định:

“Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng” [19, tr.46].

Như vậy, có thể thấy vấn đề lối sống đang diễn ra rất phức tạp, các giá trị văn hoá truyền thống đang bị xáo trộn. Vì vậy, cần kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc để xây dựng một lối sống mới hiện nay đối với sinh viên là rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế giới đã và đang trên con đường hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển. Cần phải biết nắm bắt cơ hội để đưa đất nước phát triển. Với hoàn cảnh đó, việc “năng động hoá” lối sống lại càng trở nên cần thiết hơn. Do đó, lối sống mới hiện nay là phải biết thích nghi, sáng tạo và linh hoạt. GS.TS Đỗ Huy khẳng định: “Lối sống năng động khác xa với lối sống chụp giật và lừa đảo. Năng động là một tính cách trong hoạt động sống biết vượt qua khó khăn, sáng tạo ra phương thức sống hoàn thiện” [28, tr.364].

Vai trò của sinh viên trong bức tranh xã hội ngày càng được ghi nhận. Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên ở trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nói riêng là những tri thức tương lai của đất nước. Không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, do đó rất cần những người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh, biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc

nhân dịp tết nguyên đán 1946” đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Và người căn dặn: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên” [38, tr.167].

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của thủ tướng Hàn Quốc Lee Han Dong, đã nói: Nhìn hình ảnh các bạn sinh viên tươi trẻ tràn đầy sức sống, tôi lại nhớ thời sinh viên của tôi cách đây 40 năm, ngay khi chiến tranh vừa kết thúc. Lúc đó chúng tôi học với mục đích rõ ràng: Tái thiết đất nước. Nếu cho rằng thế hệ trước của các bạn đã trả bằng máu, mồ hôi và nước mắt vì triết lý” không có gì quý hơn độc lập tự do” thì nay các bạn phải nỗ lực nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Với những người đang còn ngồi trên ghế giảng đường, đó là quãng thời gian quan trọng để họ tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, phương pháp tư duy, bản lĩnh chính trị. Ở điểm xuất phát này sẽ giúp con người trưởng thành và bước vào đời. Nếu điểm xuất phát này không tốt, con đường trong tương lai sẽ gặp trắc trở, khó khăn, ngược lại, nếu điểm xuất phát tốt, họ sẽ đạt được những bước đi dài, ổn định và vững chắc. Nước ta có phồn vinh và vững

mạnh hay không là phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên. Chính vì vậy, trong công tác giáo dục nói chung, trong đó giáo dục lối sống

mới cho sinh viên hiện là một tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)