Xây dựng môi trường sống lành mạn hở nhà trường, gia đình và xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục lố

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 82)

xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục lối sống mới.

Công tác giáo dục, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay không chỉ thuộc về nhà trường, của các tổ chức đoàn thể mà là của mọi người, của gia đình và của toàn xã hội.

Nghị quyết trung ương 7 khoá X của Đảng đã khẳng định: “Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội”.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Gia đình là cái gốc của xã hội. Gia đình có thể mang đến hạnh phúc, là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho các nhân trong suốt cuộc đời nhưng cũng có thể mang lại cho con người những bất hạnh. Gia đình có vị trí quan trọng trong việc hình thành tập quán, nếp sống văn hoá riêng, gìn giữ và phát huy những truyền thống của người Việt Nam. Gia đình có sự tác động trực tiếp và thường xuyên đến sự hình thành đạo đức, lối sống. Trong gia đình, cha mẹ phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống để các con noi theo, để các em lấy đó mà hành động, là nơi níu kéo các em, nâng đỡ các em mỗi khi sa ngã. Nếu môi trường văn hoá của gia đình không lành mạnh thì làm sao có thể nuôi dạy được những đứa con ngoan. Thực tế cho thấy, khá nhiều gia đình do bận mải kiếm tiền mà bỏ bê không quan tâm đến con cái, phó mặc cho nhà trường. Kết quả là nhiều em hư hỏng, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Do đó, cha mẹ phải quan tâm, chăm

sóc, dạy dỗ, giáo dục con cái. “Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hoá” [19, tr.60]. Theo ý kiến của nhiều nhà xã hội học thì chức năng nuôi dạy con cái chiếm vị trí hàng đầu. Nói cách khác, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhân cách cho trẻ em. Gia đình là cội nguồn, là môi trường đầu tiên tác động và hình thành nhân cách của các em. Gia đình đem lại những ý niệm đầu tiên về đời sống xã hội, về thế giới sự vật và hành vi con người và về thiện, ác, lẽ sống. Vì vậy, gia đình trở thành cầu nối giữa xã hội và cá nhân. Trong xã hội hiện nay, dưới cơ chế thị trường, có một số gia đình có tư tưởng vụ lợi, tính toán, thu vén cho con cái mình hoặc mải mê làm kinh tế nên buông lỏng quản lý, ít quan tâm đến gia đình và phó mặc cho nhà trường quản lý. Qua khảo sát ở trường (bằng phiếu), có 47,82% sinh viên được hỏi đều cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là do gia đình buông lỏng quản lý giáo dục.

Hơn 20 năm tiến hành đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện nhưng những mặt tiêu cực phát sinh do lối sống của thanh thiếu niên hư hỏng, do lối sống chưa được định hình, kỷ cương lỏng lẻo, sự phân hoá giàu nghèo hoặc do ngây thơ khờ dại, không làm chủ được bản thân, có những em do ảnh hưởng xấu của gia đình, sống và lớn lên trong các gia đình có cuộc sống hỗn loạn, vô đạo đức, trong gia đình có người có người phạm pháp, tiền án, tiền sự. Lớn lên, số trẻ em này thường có thiên hướng bắt chước như ăn cắp, ăn trộm, quậy phá hoặc kết thành các băng nhóm đi trấn lột, bỏ học...

Bởi vậy cần xây dựng một môi trường sống lành mạnh ngay từ trong gia đình, khi đó sẽ tạo dựng được nề nếp, thói quen, lối sống lành mạnh cho mỗi cá nhân. Đồng thời, gia đình cần thường xuyên chăm sóc con cái hơn, giáo con cái về những hiểm hoạ của lối sống không lành mạnh khi tuổi đời còn trẻ.

Mỗi gia đình cũng cần nắm được tình hình học tập, sinh hoạt của con em mình, kết hợp, liên lạc chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện con em. Một gia đình có đời sống văn hoá lành mạnh là tiền đề cho nhà trường và ngoài xã hội làm tốt công tác giáo dục, xây dựng lối sống mới.

Bên cạnh đó, với vai trò là nơi giáo dục, đào tạo con người, nhà trường cần phải xây dựng môi trường lành mạnh. Trong quá trình dạy học, thầy giáo là chủ thể của hoạt động giáo dục và giảng dạy, là người điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên và là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, người thầy phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, toàn diện, nắm bắt được những thông tin mới và những phát minh khoa học mới. Điều 72, Luật giáo dục năm 2005 chỉ rõ nhiệm vụ của nhà giáo: “không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới, phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học” [36, tr. 110-11].

Vì vậy, người giáo viên phải trau dồi phẩm chất, nhân cách, đạo đức, là tấm gương cho sinh viên noi theo. Người giáo viên vừa là người truyền đạt kiến thức nhưng cũng là vừa là tấm gương mẫu mực về đạo đức, lối sống. Từ tác phong, thái độ, uy tín, nhân cách của người thầy rất quan trọng, góp phần hình thành niềm tin, lý tưởng cho sinh viên. Do đó, trong môi trường nhà trường, giáo viên cần tạo được những chuẩn mực về đạo đức, lối sống khi đó công tác giáo dục lối sống mới đạt hiệu quả. Nhà trường phải xây dựng cảnh quan sạch đẹp, văn minh. Đồng thời, trong môi trường nhà trường cần triệt để tránh xảy ra các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử, chạy điểm. Điều đó sẽ tác động không nhỏ đến thái độ, hành vi của sinh viên như bi quan, cực đoan, mất niềm tin, phương hướng. Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống, phải dạy học sinh, sinh viên làm người, sau đó mới dạy kiến thức, văn hoá. Nhà trường phải phát động

những phong trào thi đua, văn hoá văn nghệ, hoạt động ngoại khoá, biến mỗi mái trường trở thành ngôi trường thân thiện, mỗi sinh viên trở thành sinh viên tích cực. Bên cạnh đó, nhà trường cần kết hợp với các bộ phận phòng, khoa, phòng công tác Học sinh - Sinh viên, Đoàn thanh niên để triệt để chống các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường và các tệ nạn học đường. Hoạt động này phải mang tính thường xuyên, định kỳ, kỷ luật, kỷ cương nhà trường phải nghiêm minh, xử lý kịp thời những sinh viên vi phạm nội quy nhà trường như bỏ học, bỏ giờ, uống rượu, đánh cờ bạc, sử dụng ma tuý...

Bên cạnh vai trò của nhà trường trong công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên hiện nay thì vai trò đó còn là của mọi người và toàn xã hội.

Việc xác định mục tiêu nội dung giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho sinh viên trong trường nhằm tạo sự thống nhất chuẩn mực giữa nhà trường và xã hội. Muốn xây dựng được lối sống mới cần phải bắt đầu từ xây dựng nếp sống văn hoá mới. Tiếp tục đẩy mạnh phòng trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào cần được phát động rộng rãi từ gia đình, xóm làng, phố phường, trường học đến các cơ quan nhà nước. Loại bỏ những lối sống lỗi thời, lạc hậu, tiếp thu những yếu tố tiến bộ trong lối sống của nhân loại. Kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng xem thường, phủ nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc, chống các hiện tượng tiêu cực trong quản lý thị trường văn hoá, có hệ thống pháp luật nghiêm minh, tổ chức các chương trình giáo dục thế hệ trẻ tinh thần, trách nhiệm trong việc xây dựng lối sống mới. Các cơ quan địa phương, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội phát huy tối đa vai trò trong việc đấu tranh chống tư tưởng, những ảnh hưởng của lối sống cũ, lối sống tiểu nông, tư tưởng đạo đức phong kiến. Để làm tốt công tác này, cần có chế độ chính sách cho người làm công tác chuyên trách để họ làm tốt công tác vận động, giáo dục quần chúng, trong đó có học sinh, sinh viên. Đồng thời, cần ưu tiên kinh phí cho nhà trường để tổ chức các

hoạt động giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho học sinh, sinh viên. Khi môi trường xã hội lành mạnh sẽ góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên hiện nay.

Việc liên kết và thống nhất giữa các lực lượng, tổ chức xã hội với nhà trường và gia đình trong giáo dục lối sống mới cho sinh viên phải được tiến hành thường xuyên, có định kỳ thì kết quả giáo dục mới được củng cố nâng cao.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)