Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
2.1.1. Những thành tựu đạt được trong việc giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên. sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, đất nước đã đạt đựơc những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện, ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô và chất lượng.
Tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là những thành tựu về kinh tế - xã hội, văn hoá trong những năm gần đây. Nền kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển với mức tăng trưởng khá, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, an ninh quốc phòng được tăng cường vững chắc.
Những thành tựu chung đó đã tác động tích cực đến sinh viên ở tỉnh nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nói riêng, từ đó khơi dậy những lý tưởng, hoài bão đẹp ở sinh viên viên về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, củng cố lòng tin đối với Đảng và đường lối đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sinh viên cũng nhận thức được vai trò của mình đối với đất nước, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế quốc tế, do đó mỗi sinh viên cũng nâng cao trách nhiệm học tập của mình hơn.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên trong nhà trường càng được chú trọng hơn. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố lực lượng thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức như: Phòng công tác chính trị học sinh - sinh viên, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. Nhà trường chỉ đạo thực hiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong nhà trường, như: Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị quán triệt các nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, trách nhiệm của thầy cô giáo, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các quy định về công tác phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề, như: Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục truyền thống, đạo đức nghề nghiệp; hội nhập với thế giới. Tổ chức các hoạt động nhân dịp ngày lễ, kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương và nhà trường; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, các hoạt động, phong trào tình nguyện trong học sinh - sinh viên; tổ chức tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên đầu khoá, cuối khoá; tổ chức các hoạt động đối thoại với học sinh, sinh viên; thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; khảo sát, đánh giá kết quả rèn luyện, thực trạng về phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên theo định kỳ. Trong quá trình thực hiện, nhà trường thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên giữa các trường trong cả nước. Bên cạnh đó, các hoạt động khác cũng được tiến hành phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, như: Tổ chức thi Ôlympic các môn lý luận chính
trị; thi học sinh, sinh viên thanh lịch; thi tìm hiểu các nghị quyết Đại hội X của Đảng; tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, uống nước nhớ nguồn, chăm sóc các mẹ liệt sĩ, các hoạt động từ thiện... Điều đó đã tác động đến nhận thức, tình cảm, lý tưởng, tinh thần và thái độ học tập rèn luyện, ý thức tổ chức, kỷ luật, nếp sống văn hoá của học sinh, sinh viên.
Gắn liền với các hoạt động đó, thầy cô giáo trong nhà trường đã xác định được vai trò của người giáo viên là: Giáo dục kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp gắn với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, là yêu nghề yêu trường, hết lòng vì học sinh thân yêu, không ngừng trau dồi đạo đức tác phong bồi dưỡng nâng cao tay nghề, “học suốt đời”, dạy giỏi giáo dục tốt, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có phương pháp “dạy chữ” và “dạy người” phù hợp, nhằm làm cho sinh viên biết hành động một cách tự giác và tích cực để tiếp thu được những nội dung, lý tưởng, phẩm chất đạo đức, khoa học kỹ thuật, tri thức, văn hoá, thói quen và kỹ năng lao động, thực hành, từ đó chuyển hoá phẩm chất và nhân cách. Thông qua việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia học tập, bồi dưỡng học sinh, sinh viên giỏi, học chuyên đề để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy đáp ứng chất lượng ngày càng cao trong nhà trường. Mỗi giáo viên chủ động trong nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, giáo viên phải được tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài.
Nghị Quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục, đó là: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới”.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên lần thứ IX khẳng định: Thầy cô giáo tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Giúp học sinh, sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn học sinh, sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của nhà trường [54, tr.4].
Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát (bằng phiếu) sinh viên của trường năm 2008. Với câu hỏi mở (có nhiều phương án trả lời). Chúng tôi đã ghi nhận được những biểu hiện tiến bộ trong công tác giáo dục lối sống; nhận thức về thái độ, niềm tin và hành vi của sinh viên về vấn đề giáo dục lối sống, với câu hỏi như sau:
Câu hỏi: Trong các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khoá, bạn có được giáo viên nhắc nhở đến vấn đề đạo đức, lối sống của sinh viên không? Bảng 1 Mức độ Số sinh viên Được hỏi Số ý kiến sinh viên chọn Tỷ lệ( %) Thường xuyên 460 215 46,70
Không thường xuyên 460 148 32,17
Không có 460 83 18,04
Nguồn: Kết quả khảo sát sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên năm 2008.
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy có 46,7% là thường xuyên, 32,17% không thường xuyên. Mặc dù vẫn còn 18,04% sinh viên được điều tra trả lời là không thấy giáo viên nhắc đến. Nhưng diều đó cho thấy mức độ quan tâm của một bộ phận giáo viên về vấn đề giáo dục lối sống đã được lồng ghép
trong giảng dạy hoặc trong sinh hoạt ngoại khoá, thầy cô giáo đã xác định được vai trò của người giáo viên.
- Về quan điểm lý tưởng sống:
Câu hỏi: Theo bạn, lý tưởng sống của bạn là:
Bảng 2
Nội dung sinh viên chọn
Số SV tham gia ý kiến Số ý kiến SV chọn Tỷ lệ (%) - Có lý tưởng XHCN, sự nghiệp CNH, HĐH, nền KTTT định hướng XHCN. 460 358 77,82 - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và
đường lối đổi mới. 460 346 75,21
- Được cống hiến cho xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
460 375 81,52
- Làm giàu cho cá nhân. 460 72 15,65
- Làm giàu cho cá nhân và đóng góp cho
xã hội. 460 332 72,17
Nguồn: Kết quả khảo sát sinh viên Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên năm 2008.
Qua bảng thống kê cho thấy, đa số sinh viên đã xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp với yêu cầu của đất nước và thời đại, có vai trò tích cực với xã hội. Có 81,52 % sinh viên khẳng định sẽ góp phần vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo báo cáo tổng kết công tác sinh viên năm học 2006 - 2007, 2007 - 2008, các phong trào sinh viên tình nguyện, chung sức vì cộng đồng, hiến máu nhân đạo, uống nước nhớ nguồn, khuyết tật học giỏi, cuộc vận động ủng hộ các vùng lũ lụt, chiến dịch hè và nhiều hoạt động khác ngày càng được sinh viên hưởng ứng và tham gia đông đảo.
- Quan niệm về lối sống:
Câu hỏi: Theo bạn, tiêu chí nào phù hợp với lối sống hiện nay ?
Bảng 3
Tiêu chí Số SV tham gia
Số ý kiến
SV chọn Tỷ lệ (%)
- Sống giản dị, lành mạnh, tiết kiệm. 460 430 93,47 - Sống có kế hoạch, mục đích. 460 412 89,56 - Sống có kỷ luật, trách nhiệm. 460 378 82,17 - Sống có cơ hội, thực dụng. 460 212 2,60 - Sống tự do, ít ràng buộc. 460 42 9,13 - Sống tích cực, chủ động, linh hoạt. 460 365 79,34
Nguồn: Kết quả khảo sát sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên năm 2008.
Như vậy, có đến 93,47 % sinh viên lựa chọn lối sống giản dị, lành mạnh, tiết kiệm, không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân. Nhiều sinh viên biểu hiện biết tiết kiệm, không mua sắm những gì vượt quá khả năng của mình. Đa số sinh viên đã biết sống có kế hoạch và mục đích, sống có kỷ luật, trách nhiệm chủ động, biết thích ứng... Điều này cho thấy sinh viên thể hiện quan điểm lối sống của mình phù hợp với điều kiện xã hội, với điều kiện kinh tế thị trường, giao lưu văn hoá toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều sinh viên thể hiện lối sống năng động, linh hoạt, thích nghi nhanh với những chuyển đổi về kinh tế, văn hoá - xã hội, nhạy cảm nắm bắt kịp thời cái mới và hướng hoạt động sống của mình vào một tương lai tốt đẹp.
Sinh viên hiện nay có rất nhiều cơ hội để khẳng định mình trong môi trường xã hội mới. Tuy nhiên, khi kinh tế mở, văn hoá mở thì lối sống của
sinh viên dễ thay đổi nhất. Trong thời gian gần đây, có nhiều biến đổi, tác động trực tiếp đến sinh viên cả tích cực và tiêu cực, cũng có ý kiến cho rằng sinh viên hiện nay bị tha hoá về lối sống, không quan tâm đến trau dồi đạo đức, nhân cách, lựa chọn cho mình lối sống tự do, buông thả, năng hưởng thụ, cơ hội thực dụng. Đặc biệt là kiểu tự do buông thả trong tình yêu, hôn nhân, lối sống “thử”. Nhưng qua khảo sát cho thấy, sinh viên có nhiều biểu hiện khả quan hơn.
Với nội dung khảo sát là : Những phẩm chất được coi là quan trọng đối với sinh viên hiện nay theo thứ tự ưu tiên đã phản ánh điều này.
Câu hỏi:Theo bạn, những phẩm chất đạo đức nào cần có đối với cá nhân trong giai đoạn hiện nay?
Bảng 4 Phẩm chất Ưu tiên Tỷ lệ (%) Phẩm chất Ưu tiên Tỷ lệ (%)
- Kính trọng, biết ơn 1 89,56 - Có ý thức bảo vệ
môi trường 8 71,03 - Trung thực 2 83,47 - Có tinh thần trách
nhiệm 9 70,25
- Tôn trọng pháp luật 3 82,49 - Dũng cảm 10 70,18 - Khiêm tốn 4 82,80 - Chung thuỷ, vị tha 11 68,91 - Tiết kiệm 5 75,60 - Nhân ái, tình nghĩa 12 66,30 - Yêu lao động. 6 71,95 -Tích cực công tác xã
hội 13 59,16
- Thông minh, sáng
tạo 7 70,32
- Giữ chữ tín
14 52,14
Nguồn: Kết quả khảo sát sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên năm 2008.
Qua kết quả khảo sát, với 14 phẩm chất để sinh viên lựa chọn với yêu cầu giáo dục phẩm chất đạo đức như quan niệm của triết học Mácxít là: Trung thực, khiêm tốn, tính kỷ luật, lòng dũng cảm... đóng vai trò nền tảng của đạo đức xã hội. Đó là những phẩm chất cần có của sinh viên hiện nay. Song bên cạnh đó, những phẩm chất này hiện nay đang chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giao lưu văn hoá và xu hướng toàn cầu hoá. Những phẩm chất đạo đức rất cần cho tiến trình công nghiệp hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế như: kính trọng, biết ơn; chấp hành pháp luật; trung thực, trọng lẽ phải; yêu lao động; tính sáng tạo; trọng chữ tín; có ý thức bảo vệ môi trường. Từ kết quả khảo sát và thực tế sinh viên hiện nay, có một bộ phận lớn sinh viên vẫn tỏ quan điểm phân vân, không nhất quán, dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh, có những nhận thức, thái độ và hành vi chưa phù hợp với định hướng, chuẩn mực được mong đợi. Nhưng qua những biểu hiện trên, chúng ta thấy đa số sinh viên có nhận thức tiến bộ về các phẩm chất đạo đức, biểu hiện tính chất chủ động, tích cực, thiết thực, phù hợp với bối cảnh hiện nay của đất nước và thế giới. Nhiều sinh viên vì lợi ích chung, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Hàng loạt các cuộc vận động, các phong trào, các hoạt động từ thiện, như: Uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách, hiến máu nhân đạo, giúp người gặp lũ lụt, thiên tai, vòng tay nhân ái... được nhiều sinh viên đồng tình hưởng ứng. Thông qua các hoạt động này, chúng ta thấy xuất hiện nhiều tấm gương của con người mới, lối sống mới đáng trân trọng.
* Thái độ của sinh viên về lối sống mới: Việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ - thanh niên, học sinh, sinh viên hiện nay là điều phù hợp với lôgíc phát triển của nước ta trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng lối sống mới là thuộc phạm vi xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Ở con người mới, lối sống mới thể hiện qua thái độ tích
cực với tổ quốc và nhân loại, cũng như trong cuộc sống riêng tư, giản dị lành mạnh. Lối sống kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội “mỗi người lo cho mọi người, mọi người lo cho mỗi người”. Đó là ý thức lao động quên mình, lao động có kỹ thuật, có kỷ luật, năng suất, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều. Với ý chí “rời non lấp biển”. Đó là tình thần ham học hỏi, cầu tiến hăng say tiếp cận khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đó là đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đảng ta đang lãnh đạo toàn dân phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt mục tiêu đố, cần có sự đóng góp của lối sống thế hệ trẻ hôm nay. Mà chủ yếu là thanh niên, là lực lượng xã hội to lớn, là nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên kỹ thuật, sinh viên có trình độ cao đẳng và thấp hơn phục vụ đắc lực cho yêu cầu sản xuất của nhiều ngành và địa phương, góp phần vào tiến trình sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua qúa trình tìm hiểu và lựa chọn các hoạt động cơ bản của sinh viên, chúng tôi