Nêu gương người tốt việc tốt.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 99)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khỏi xướng phong trào “người tốt việc tốt”. Người hết sức coi trọng việc nêu gương, biểu dương, cổ động những người, những việc làm tốt cho công cuộc giải phóng để kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc sớm thành công. Người cho rằng, gương “người tốt, việc tốt” là những cái mới, cái tích cực có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp trồng người. Bởi lẽ, con người mới không dựa trên những tiêu chuẩn có sẵn, không hình thành một lần là xong, mà là quá trình phát hiện, bảo vệ, bồi dưỡng và phát triển những nhân tố mới gắn với thực tiễn, nhu cầu xã hội. Từ thực tế “người tốt, việc tốt” trong xã hội mà thấy được thực trạng chất lượng con người để hoạch định chính sách phát triển phù hợp, từ đó đề ra hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả. Điều đó có ý nghĩa lớn trong tổng kết thực tiễn, từ những sáng kiến cá nhân, gương “người tốt, việc tốt” được nhân rộng ra cả nước, biến thắng lợi của mỗi người thành thắng lợi của cả dân tộc.

Khi bàn về phương pháp giáo dục, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Giáo dục thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương, thầy nêu gương cho trò, phải học tập qua gương sản xuất, chiến đấu.

Trong giai đoạn hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, các biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cải lương về chính trị, kinh tế ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư tưởng đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ - học sinh, sinh viên, dẫn đến sự suy thoái về đạo đức, lối sống làm tổn hại uy tín của Đảng và Nhà nước. Để không ngừng nâng cao nhận thức và làm theo phương pháp “nêu gương” người tốt về đạo đức, lối sống mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng, trở thành một trong những nhiệm vụ cần thiết của công tác giáo dục, rèn luyện và xây dựng lối sống mới cho học sinh, sinh viên ở trường cũng như công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên hiện nay.

Nêu gương “người tốt, việc tốt” phải được thực hiện trong từng công việc hàng ngày, từ những việc rất nhỏ và có những biện pháp khen thưởng kịp thời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ trường, các cấp uỷ Đảng trong toàn trường đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong trường. Các Khoa đào tạo đã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường thành những chương trình phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Nhưng một bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên sống thiếu lý tưởng, thực dụng, sao nhãng việc học tập, kỹ năng sống còn hạn chế, sa vào các tệ nạn xã hội, thờ ơ với các hoạt động của Đoàn, Hội, trình độ chuyên môn chưa sâu. Tình trạng học sinh, sinh viên sau khi ra trường không

có việc làm hoặc đi làm không đúng ngành nghề đào tạo đã ảnh hưởng đến tư tưởng và quá trình phấn đấu.

Để xây dựng thế hệ trẻ học sinh, sinh viên giàu lòng yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kế tục trung thành sự nghiệp của Đảng, có đạo đức trong sáng, ý thức công dân cao, sống vì cộng đồng, chấp hành pháp luật, có trình độ năng lực và bản lĩnh trong hội nhập, có sức khoẻ và khả năng học tập, nghiên cứu khoa học. Cổ vũ thanh niên nuôi hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, học tập tốt, rèn luyện tốt để lập thân lập nghiệp, xây dựng quản lý đất nước giàu mạnh, văn minh. Nêu gương “người tốt, việc tốt” phải có những hình thức khen thưởng kịp thời đối với những học sinh, sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Nêu gương sáng về đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh, những biểu hiện của lối sống mới trong công tác xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, các phong trào tình nguyện đến vùng sâu xa. Tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình, bình dị mà cao quý trong các hoạt động và sinh hoạt. Tôn vinh các tài năng trẻ, sinh viên giỏi, xuất sắc, các tập thể cá nhân điển hình trong phong trào thanh niên, làm hạt nhân để xây dựng các phong trào học sinh, sinh viên nhà trường. Đồng thời, tổ chức nhân rộng để các tấm gương điển hình toả sáng trong các trường học, từ đó đem đến cho nhiều bạn trẻ niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sống, thôi thúc họ vươn lên với tinh thần yêu nước, hiếu học, sáng tạo góp phần quan trọng hình thành một lớp trẻ năng động, tự tin bước vào tương lai, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế bằng ý chí, khát vọng Việt Nam.

Nêu gương “người tốt, việc tốt” phải mang tính khách quan, đúng người đúng việc. Tránh thiên vị, đánh giá chủ quan thiếu trung thực, công bằng sẽ dẫn đến phản tác dụng đối với công tác giáo dục lối sống mới trong học sinh, sinh viên.

KẾT LUẬN

Lối sống là sự biểu hiện tập trung toàn bộ quan hệ vật chất và tinh thần của xã hội. Lối sống của người Việt nam được hình thành, kết tinh từ hàng ngàn năm trong quá trình dựng nước và giữ nước của toàn dân tộc. Từ khi có Đảng ra đời lãnh đạo công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, các vấn đề đạo đức, lối sống đã có sự thay đổi. Những thay đổi đó đã tạo nên trong xã hội mô

hình nhân cách mới của con người Việt nam. Với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ

nghĩa, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và mở rộng quan hệ quốc tế. Mức sống của nhân dân được cải thiện, các nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng có điều kiện phát triển. Điều đó đã củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề lối sống và xây dựng lối sống hiện nay đang đặt ra những thách thức, với việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống mới. Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống đã và đang diễn ra phức tạp và đến mức không thể không quan tâm. Điều đó biểu hiện rõ nhất ở thế hệ trẻ, đối tượng chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên - Là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong thanh niên, học sinh, sinh viên có cả cái hiện đại, văn minh lẫn cái xô bồ, tùy tiện, lối sống buông thả, không tích cực học tập, sự nhận thức sai lệch về l ý tưởng, nhu cầu, tình yêu và cả những tệ nạn xã hội. Khuynh hướng muốn hiện đại hóa theo kiểu Tây hóa, Mỹ hóa trong lối sống xuất hiện ngày càng nhiều. Họ đã và đang là đối tượng trọng tâm và lôi cuốn sự tham

Vấn đề giáo dục lối sống mới cho sinh viên ở trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Phần lớn sinh viên đã xác định được động cơ học tập, sự nghiên cứu tìm tòi phương pháp học tập để đạt kết cao hơn nữa ngay càng nhiều. Sự tu dưỡng rèn luyện lối sống lành mạnh, văn minh, đúng đắn và kế thừa những tinh hoa, giá trị truyền thống đã và đang được nhiều sinh viên hưởng ứng, tham gia. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên có những biểu hiện lệch pha trong lối sống, vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội. Do đó, giáo dục lối sống cũng có chức năng như mọi lĩnh vực giáo dục khác, nó có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.

Giáo dục lối sống góp phần tạo ra những chuẩn giá trị xã hội mới, xây dựng được quan điểm sống tích cực, khắc phục những quan điểm lệch chuẩn của giá trị nhân cách, kiên quyết bài trừ phong tục cổ hủ của chế độ phong kiến, gạt bỏ một cách khinh bỉ lối sống đồi trụy dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Giáo dục lối sống còn là cơ sở để sinh viên kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo một lối sống văn hóa thích hợp với nhân cách đạo đức trong sáng của con người mới. Từ đó củng cố và phát triển tinh thần yêu quê hương, dân tộc, thương người, cởi mở, khoan dung, tin tưởng vào cái chính nghĩa, cái đẹp, chiến thắng cái xấu, cái phi nghĩa. Để nâng cao chất lựợng, hiệu quả công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, trước hết nhà trường có vai trò trung tâm trong việc lãnh đạo, kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong và ngoài trường đối với vấn đề giáo dục lối sống mới cho sinh viên trên cơ sở các chuẩn về lối sống mới. Bên cạnh đó vai trò giáo dục của giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy, giáo dục lối sống cũng góp phần hình thành lối sống tích cực, tự giác cho sinh viên. Đồng thời cần phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền, nêu gương về lối

sống mới, tạo điều kiện để mỗi sinh viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, về vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và xây dựng lối sống mới hiện nay. Mặt khác cũng cần phát huy tính thực tiễn về lối sống mới, “học đi đôi với hành”. Nhưng phải hướng vào mục tiêu chung là phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt nam có lối sống cao đẹp. Để thực hiện được các giải pháp này thì sự giáo dục của gia đình cũng có vai trò quan trọng. Gia đình có đời sống văn hóa lành mạnh là tiền đề cho nhà trường, cơ quan, ngoài xã hội làm tốt công tác giáo dục, kế thừa và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội một cách chặt chẽ.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang vận động và biến đổi. Lối sống cũng trong quá trình đó. Lối sống mới được hình thành, phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thì nó sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Việc xây dựng lối sống mới ở Việt nam hiện nay và vấn đề giáo dục lối sống mới cho sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên tạo sự thống nhất và đồng thuận, là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có nghĩa thực tiễn cấp bách, tạo sự phát triển bền vững cho xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)