5. Bố cục của luận văn
4.1.3. Mục tiêu
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao và phong cách làm việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo để có nguồn cán bộ, trong mỗi nhiệm kỳ, phấn đấu đến năm 2016 100% các cấp ủy Đảng xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa vào quy hoạch tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý là nữ đạt từ 30% trở lên. Nâng tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi trẻ và có trình độ cao.
Đội ngũ cán bộ, công chức phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020 đối với cán bộ cấp xã, 95% cán bộ được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; 98% công chức được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên) theo đúng chuyên ngành; trong đó có trên 35% được đào tạo chuyên môn cao đẳng và đại học. 80% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 65% công chức được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên. 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó 30% cán bộ, công chức cấp xã có kiến thức quản lý nhà nước tương đương ngạch chuyên viên.
Bổ sung, sửa đổi, xây dựng cụ thể hóa các quy định, tiêu chuẩn về bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tam Dương nhằm lựa chọn được những người có đủ đức, đủ tài. Đặc biệt thu hút được số sinh viên mới tốt nghiệp đại học loại giỏi mới ra trường.
Đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức cấp xã. Đảm bảo đánh giá cán bộ, công chức phải công khai, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ, công chức cấp xã.
Căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, chức vụ cán bộ, công chức cấp xã để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cán bộ, công chức cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc
4.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã cấp xã
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương cần chú ý đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo chức danh, chức vụ. Trong đó cần chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết những tình huống cụ thể thường xảy ra ở cơ sở là yếu tố quyết định. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương có hiệu quả, cần làm tốt các nội dung sau:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu và chương trình đào tạo
Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dương với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; kế thừa được truyền thống văn hóa của địa phương, của dân tộc; kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
Việc xây dựng chương trình đào tạo cần phải đảm bảo mục tiêu truyền tải những nội dung cơ bản để có thể qua đó trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết vì thế chương trình đào tạo cần được xây dựng như sau:
- Nội dung đào tạo phải xuất phát từ kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho học viên trong khóa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nội dung đào tạo phải đảm bảo tính tiên tiến đảm bảo cho học viên có thể tiếp thu được nhưng đòi hỏi học viên phải không ngừng nỗ lực trong học tập, có như vậy thì việc đào tạo mới thực sự hiệu quả.
- Nội dung đào tạo phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học viên để học viên có thể tiếp thu hiệu quả nội dung môn học.
- Các môn học trong một chương trình đào tạo cần được bố trí khoa học và hợp lý, tạo điều kiện cho học viên có thể tiếp thu nhanh hơn và vận dụng được những kiến thức vừa học.
Thứ hai: Xác định nhu cầu đào tạo gắn kết với đào tạo và sử dụng.
Nhu cầu đào tạo là một khâu trong cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Dương chưa thực sự coi trọng việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một khâu quan trọng. Từ đó dẫn đến đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng. Để xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dương một cách hợp lý, cần phân tích rõ nhu cầu đào tạo, đó chính là:
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã dưới 45 tuổi đủ tiêu chuẩn về trình độ văn hóa nhưng thiếu kiến thức khác, thì đào tạo bổ sung những kiến thức còn thiếu. Thời gian đào tạo từ ngắn hạn đến trung hạn (trung cấp).
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã sắp đến tuổi nghỉ hưu mà thiếu tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn, cần bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho họ, khuyến khích họ phát huy kinh nghiệm công tác, dìu dắt lớp trẻ.
Với đối tượng này chỉ nên bồi dưỡng ngắn hạn.
- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng các kiến thức còn thiếu cho nguồn cán bộ, công chức cấp xã dự bị theo các chức danh chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế khi cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hình thức đào tạo: Áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo, đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ,
Thứ ba: Nâng cao chất lượng giảng dạy tại cơ sở đào tạo (Trường
Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Tam Dương, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tam Dương và một số cơ sở giáo dục đào tạo khác) cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:
- Trước hết phải đổi mới và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. Vì giảng viên là nhân tố tiền đề, quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục tập huấn về phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên, ở cơ sở đào tạo. Giảng viên phải nắm rõ những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp giảng dạy, từ đó áp dụng phương pháp phù hợp cho từng đối tượng đào tạo.
- Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã phải xây dựng theo tinh thần đổi mới, phù hợp với những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính và đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của cấp xã của từng vùng.
- Cần phải rà soát đánh giá nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng đẻ loại bỏ những kiến thức lạc hậu không có tính thực tiễn, bổ sung kịp thời kiến thức mới, thiết thực đối với cán bộ, công chức cấp xã. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần trang bị cho học viên những kiến thức về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, những chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng và Nhà nước. Tổ chức thảo luận cách thức áp dụng, triển khai chủ trương chính sách đó sao cho hiệu quả nhất, phù hợp nhất đối với từng địa bàn xã, thị trấn.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, máy móc hỗ trợ cho giảng viên áp dụng phương pháp hiện đại vào giảng dạy, tăng cường đầu tư sách báo, tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
liệu phục vụ quá trình giảng dạy. Bố trí số lượng học viên trong một lớp phải hợp lý khoa học, tránh hiện tượng đánh trống ghi tên rồi cấp chứng chỉ.
4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã cấp xã
*Thực hiện tốt công tác bầu cử cán bộ cấp xã tại huyện Tam Dương
Để có những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, cần tập trung vào các nội dung sau:
- Nâng cao chất lượng nguồn cán bộ và công tác hiệp thương vào danh sách bầu đại biểu HĐND cấp xã;
- Làm tốt công tác bầu cử từ khâu hiệp thương, tiếp xúc cử tri… cho đến khâu bỏ phiếu cuối cùng;
- Tăng cường vai trò của tổ chức đảng trong việc chỉ đạo lựa chọn những người ưu tú nhất để nắm giữ vị trí chủ chốt của chính quyền (Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND);
- Trong tuyển chọn đề cao nguyên tắc cạnh tranh công khai, thí điểm áp dụng hình thức thi tuyển các chức danh cán bộ chủ chốt.
- Hoàn thiện cơ chế lựa chọn, giới thiệu người ứng cử để đảm bảo vừa đúng cơ cấu, vừa có thể chọn được những người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ.
* Công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Tam Dương
Tuyển dụng và sử dụng công chức cấp xã đúng người, đúng việc là một trong những yêu cầu thách thức lớn đối với các xã hiện nay. Tuyển dụng là khâu quan trọng quyết định tới chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ tuyển được những người thật sự có năng lực.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tam Dương có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đây chính là nguồn cho đội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngũ công chức cấp xã. Chính vì vậy huyện, các địa phương nên tận dụng điểm mạnh này để tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã qua hình thức thi tuyển để tuyển chọn được những công chức trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh đang còn thiếu. Việc tổ chức thi tuyển các chức danh chuyên môn phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn đối với từng chức danh. Việc tổ chức thi tuyển đồng loạt như hiện nay tỏ ra kém hiệu quả. Thay vào đó, nên thực hiện tuyển chọn theo hình thức cạnh tranh trực tiếp đối với từng vị trí cụ thể. Cách làm này sẽ hạn chế những mặt tiêu cực, vừa tạo điều kiện thuận lợi để tuyển dụng được những người thực sự có năng lực, trình độ và các phẩm chất đáp ứng tốt nhất cho từng chức danh. Tuyển dụng công chức cấp xã phải đúng theo quy định của Chính Phủ và của tỉnh Vĩnh Phúc.
UBND huyện, các xã thị trấn có nhu cầu tuyển dụng công chức phải công bố, công khai nhu cầu, tiêu chuẩn và nội dung liên quan. Quy trình đảm bảo dân chủ, minh bạch, công khai, khách quan, công bằng, tuyển chọn người đúng tiêu chuẩn công chức theo chức danh và thực hiện nghiêm túc thi tuyển. Tuyển dụng công chức cấp xã phải lấy yêu cầu công việc để chon người. Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi tuyển chọn công chức cấp xã đó là phải đáp ứng yêu cầu công việc.
Có chính sách hợp lý để thu hút, chủ động xây dựng phương án thu hút, tuyển dụng con em học sinh, sinh viên là người địa phương tốt nghiệp đại học chính quy.
4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác chính sách với cán bộ công chức cấp xã
Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã là những quy định cụ thể nhằm động viên để cán bộ, công chức làm việc được tốt hơn. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhưng đến nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức chưa hoàn thiện nhất là đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Quy định phụ cấp theo loại xã đối với cả cán bộ, công chức cấp xã. Tăng mức phụ cấp lãnh đạo cho trưởng các đoàn thể xứng đáng với trách nhiệm công việc. Quy định phụ cấp trách nhiệm cho công chức cấp xã. Quy định thâm niên công tác cho cán bộ cấp xã đảm bảo cho họ yên tâm công tác; - Thực hiện chế độ bảo lưu lương, phụ cấp chức vụ đối với các cán bộ công chức cấp huyện, cấp tỉnh được điều động, luân chuyển và vận dụng các mức hỗ trợ thu hút đối với cán bộ công chức luân chuyển xuống cấp xã, nhất là về những xã đặc biệt khó khăn.
- Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm hạn chế tham ô, tham nhũng, cần có cơ chế quản lý các nguồn chi của cán bộ, công chức. Đánh giá đúng tình trạng tài sản và nguồn gốc tài sản của cán bộ, công chức.
- Lựa chọn những người có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi làm tổ chức cán bộ. Những người có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ công lý làm công tác kiểm tra, thanh tra. Cần có cơ chế chính sách phù hợp để những người này công tâm, khách quan khi tiến hành nhiệm vụ tránh tình trạng bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc.
- Cải cách chế độ tiền lương để cán bộ, công chức đủ nuôi sống bản thân và con cái. Có cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, cán bộ, công chức có công được thưởng nhiều; cán bộ, công chức vi phạm pháp luật bị phạt nặng. Để hạn chế tình trạng sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham nhũng tài sản Nhà nước.
4.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương huyện Tam Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để công tác đánh giá cán cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tam Dương đạt hiệu quả cao, khắc phục được những hạn chế hiện nay thì cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, công tác đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo định kỳ 6 tháng 1 lần (thay cách cũ đang áp dụng 1 năm 1 lần), tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho đủ thủ tục.
Thứ hai, để công tác đánh giá phát huy hiệu quả tốt thì nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ phải bám sát với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ, công việc của cán bộ, công chức cấp xã để từ đó có cơ sở phân loại cán bộ, công chức cấp xã thành các loại sau:
- Loại làm tốt, xuất sắc công vụ hiện tại, có thể thực hiện nhiệm vụ
cao hơn. Đối với loại này, khi xây dựng quy hoạch cần đưa vào diện dự bị cho các chức danh cao hơn chức danh đương nhiệm.
- Loại hoàn thành nhiệm vụ, độ tuổi còn phù hợp, được giữ nguyên vị