Phát triển kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 57)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Phát triển kinh tế của huyện

Trong Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt, huyện Tam Dương được xác định là một trong những huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp; thị trấn Hợp Hòa - trung tâm huyện là đô thị vệ tinh trong tổng thể thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai; Khu liên hợp thể thao tỉnh Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn xã Kim Long với quy mô lớn, hiện đại; Khu đô thị Đại học tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch khu vực trung tâm và phần lớn diện tích cũng nằm trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở đó, Tam Dương đã và đang tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội; có chính sách khuyến khích để các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất phát triển. Nên từ chỗ xuất phát điểm là huyện có nền công nghiệp phát triển thấp, không có các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, đến nay huyện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu công nghiệp Tam Dương I, Tam Dương II với diện tích 1.450ha; cụm kinh tế - xã hội Hợp Thịnh với tổng diện tích 120ha, đã có 30 doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao nâng tổng giá trị sản xuất (năm 2012) lên 297 tỷ đồng tăng gấp 7,8 lần; tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 155 tỷ đồng tăng gấp 300 lần so với năm 1998 (là năm tái lập huyện Tam Dương).

Huyện đã thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các dự án, công trình quan trọng của quốc gia như đường dây tải điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

500KV Hiệp Hòa - Sơn La, tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai; xây dựng các tuyến đường 36m Hợp Châu - Đồng Tĩnh, tỉnh lộ 310 và các tuyến đường giao thông quan trọng khác để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ: điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; liên huyện, các tuyến đường liên thôn được nhựa hóa, bê tông và gạch hoá 100%; các xã, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố; 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc.

Với phương châm gắn phát triển kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu học tập, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Bên cạnh những kết quả phát triển kinh tế huyện Tam Dương đã đạt được trong thời gian qua thì cũng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, cần khắc phục để có cơ chế và chính sách thu hút đầu tư công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện hấp dẫn hơn các nhà đầu tư trong và ngoài địa bàn đến đầu tư tại Tam Dương. Tạo lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi về hạ tầng giao thông huyện Tam Dương để theo kịp với các huyện Bình xuyên, thị xã Phúc Yên và Thành phố Vĩnh Yên.

3.2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thể hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Thực hiện tốt Nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở, xã phường, thị trấn UBND huyện Tam Dương đã chú trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức của các mặt của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Tam Dương đã có nhiều bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.

3.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương theo số lượng và cơ cấu theo số lượng và cơ cấu

3.2.1.1. Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương

Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể:

Cấp xã loại 1: không quá 25 người Cấp xã loại 2: không quá 23 người Cấp xã loại 3: không quá 21 người.

Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó: 07 đơn vị hành chính cấp xã loại 2; 06 đơn vị hành chính cấp xã loại 3. Theo quy định của Chính phủ cấp xã huyện Tam Dương được bố trí không quá 287 cán bộ, công chức. Thực tế hiện nay, huyện Tam Dương được giao 274 biên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chế cán bộ, công chức cấp xã (theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 10/9/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh. Xã loại 1 bố trí không quá 24 người, xã loại 2 bố trí không quá 22 người, xã loại 3 bố trí không quá 20 người). Như vậy, số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương được UBND tỉnh giao ít hơn 13 người so với quy định của Chính Phủ.

Để đánh giá số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tam Dương qua các năm, tác giả xem xét đánh giá thông qua số liệu bảng 3.1:

Căn cứ vào bảng số liệu 3.1cho thấy số lượng cán bộ công chức cấp xã ở huyện Tam Dương có sự thay đổi theo chiều hướng tăng trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011 tổng số cán bộ công chức cấp xã là 248 người thì sang tới năm 2012 số lượng cán bộ công chức cấp xã tăng lên đến 252 người, tăng lên 1,6% và năm 2013 đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tăng lên đến 257 người tăng 5 người so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2%.

Trong tổng số cán bộ công chức cấp xã thì cán bộ cấp xã chiếm tỷ lệ cao hơn công chức cấp xã. Số lượng cán bộ cấp xã chiếm tỷ lệ trên 52% và công chức cấp xã chiếm tỷ lệ thấp hơn và tỷ lệ này dao động trong khoảng dưới 48%. Các xã vẫn chưa bố trí hết số biên chế cán bộ công chức được giao, cụ thể năm 2011 còn trống 26 biên chế, chiếm tỷ lệ 9,5%; năm 2012 còn trống 22 biên chế, chiếm 8%; năm 2013 còn trống 17 biên chế, chiếm 6,2%.

Qua việc phân tích trên cho thấy các xã trên địa bàn huyện Tam Dương cũng đã quan tâm bổ sung về mặt số lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Song vẫn chưa tận dụng tối đa số biên chế được giao để bố trí hết các vị trí.

Bảng 3.1: Số lƣợng và cơ cấu cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dƣơng giai đoạn (2011 -2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

C.lệch 2012/201 1 C.lệch 2013/201 2 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1.Cán bộ cấp xã 130 52,4 132 52,4 135 52,5 2 1,5 3 2,3 2.Công chức cấp xã 118 47,6 120 47,6 122 47,5 2 1,7 2 1,7 Tổng 248 100 252 100 257 100 4 1,6 5 2,0

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tam Dương năm 2013 3.2.1.2. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo giới tính

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện ngày càng được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế vững chắc cho huyện Tam Dương nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã theo giới tính tại địa bàn huyện Tam Dương được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo giới tính

Chức danh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1.Cán bộ cấp xã 101 29 101 31 103 32

2.Công chức cấp xã 98 20 99 21 100 22

Tổng 199 49 200 52 203 54

Nguồn: Phòng Nội huyện Tam Dương năm 2013

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu tập trung là nam giới, số cán bộ, công chức nữ có tăng lên theo hàng năm nhưng không nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 2011, số lượng cán bộ cấp xã được chia theo 101 nam và 29 nữ còn số lượng công chức cấp xã là 98 nam và 20 nữ. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 248 người thì có 199 người là nam và chỉ có 49 người là nữ. Tỷ lệ nam giới là 80,2% và tỷ lệ nữ giới là 17,8%.

Năm 2012 có tổng số 252 cán bộ, công chức cấp xã thì có tới 200 cán bộ công chức cấp xã là nam giới và chỉ có 52 cán bộ công chức cấp xã là nữ giới. Trong đó, cán bộ cấp xã là 101 nam giới và 31 nữ giới, công chức cấp xã là 99 nam giới và 21 nữ giới.

Như vậy, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Nguyên nhân chính do đặc thù của cấp xã, cơ bản nguồn cán bộ công chức đều phát triển từ cơ sở, qua các vị trí trưởng thành dần, vì vậy nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường phải tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc, ở cấp xã nữ giới chủ yếu được bố trí vào chức danh Chủ tịch Hội Phụ nữ và Văn phòng - Thống kê. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của cả nước ta, ngoài ra vẫn còn định kiến giới và bất bình đẳng giới, thậm trí có người còn coi thường nữ giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, một cách chủ động và có kế hoạch. Đặc biệt là cơ sở, tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, tư tưởng phong kiến. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác xã hội. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn, họ được nghĩ là nên chăm lo công việc gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như đã đánh giá phân tích ở mục 3.2.1.1 số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã có sự thay đổi không đáng kể vào các năm. Vì vậy, chỉ cần đánh giá trong thời gian 1 năm là có thể khái quát được về cơ cấu cán bộ công chức cấp xã. Trong phần này, tác giả sẽ đánh giá cơ cấu cán bộ công chức cấp xã theo độ tuổi vào thời điểm năm 2013.

Bảng số liệu dưới đây, cho biết cơ cấu cán bộ công chức cấp xã theo độ tuổi. Căn cứ vào bảng số liệu 3.3 cho thấy độ tuổi cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương chủ yếu tập trung là độ tuổi từ 31- 45 và từ 46 - 60 tuổi. Tổng số cán bộ từ 31- 45 tuổi là 91 người chiếm tỷ lệ 35%, trong đó cán bộ cấp xã là 46 người và công chức cấp xã là 45 người. Tỷ lệ cán bộ từ 46 - 60 tuổi là 108 người, chiếm tỷ lệ là 42% trong đó cán bộ cấp xã là 55 người và công chức cấp xã là 52 người.

Tỷ lệ cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 13% tương ứng với 33 người và tỷ lệ trên 60 tuổi là 25 người tương ứng với 10%.

Qua việc phân tích đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi, tác giả cho thấy cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại địa bàn huyện Tam Dương là chưa hợp lý. Tỷ lệ cán bộ cấp xã nằm trong độ tuổi từ 31- 45 tuổi và từ 46 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm làm việc và thâm niên công tác. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã. Song điều này minh chứng việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng cán bộ về hưu hoặc luân chuyển công tác không có nguồn kế cận. Nên cần phải có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng khuyến khích động viên cán bộ trẻ để có nguồn kế cận sau này.

Bảng 3.3: Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã theo độ tuổi

Chức danh Số lƣợng

Độ tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Cán bộ cấp xã 135 16 12 46 34 55 41 18 13 Công chức cấp xã 122 17 14 45 37 52 43 7 6 Tổng 257 33 13 91 35 108 42 25 10

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tam Dương, năm 2013

3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương theo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước

3.2.2.1. Về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương được phân theo 4 cấp là: Đại học, cao đẳng, trung cấp và trình độ khác như bảng 3.4.

Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dƣơng

Chức danh lƣợng Số

Trình độ chuyên môn

Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Cán bộ cấp xã 135 30 22 0 0 68 50 37 27 Công chức cấp xã 122 17 14 6 5 95 78 4 3 Tổng 257 47 18 6 2 163 63 41 16

Nguồn: Phòng Nội vụ Ủy ban nhân dân huyện Tam Dương, năm 2013

Năm 2013, tổng số lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương là 257 người thì chỉ có 18% cán bộ công chức cấp xã có trình độ đại học tương ứng với 47 người. Số lượng cán bộ cấp xã là 30 chiếm 22% trong tổng số cán bộ cấp xã và công chức cấp xã là 17 người chiếm 14% trong tổng số công chức cấp xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng là 6 người chỉ chiếm 2% trong tổng số cán bộ công chức cấp xã. Trong đó không có cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 57)