Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây là những kiến thức mà cán bộ, công chức cấp xã không được thiếu khi giải quyết công việc của mình. Nếu thiếu kiến thức này thì cán bộ, công chức cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này nghiên cứu những trình độ: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo. Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấp công nhân của cán bộ, công chức cấp nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Thực tế cho thấy nếu cán bộ, công chức cấp xã có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này nghiên cứu thông qua số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước trình độ như: Đại học, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và chưa qua đào tạo. Quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà nước. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức cấp xã: Là tiêu chí quan trọng quyết định đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ các cấp vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

là: Yên . ) - - - Vi - - - .

Hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội - Lào Cai có 1 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B tại địa bàn huyện là nút Kim Long tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được quy hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ quy hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác.

- . 3.1.2. Nam. - . - - .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-

.

.

Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 39,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100C thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1500 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80-84%, tương đối đều các tháng trong năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng như các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khí hậu thủy văn ở Tam Dương cũng có nét riêng biệt là do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên thường xảy ra mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy, tạo lốc, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2013 là 10.821,44 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.365,49ha chiếm 49,58%, đất lâm nghiệp 1.394,40ha chiếm 12,89%, đất chuyên dùng 1.844,40 ha chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17,04%, đất ở 1.564,47 ha chiếm 14,46%, đất chưa sử dụng là 39,31ha chiếm 0,36 % và còn lại là đất chưa sử dụng là 613,37 ha chiếm 5,67% .

Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2013 đạt 526,3m2/người.

Cơ bản đất đai huyện Tam Dương đã được sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả chưa cao. Đất nông nghiệp được sử dụng theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quay vòng đất nhưng do vấn đề thuỷ lợi chưa giải quyết tốt nên một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất.

Đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trụ sở, nhà văn hóa, sân vận động. Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát triển và mở rộng thị trấn và các khu dân cư trên địa bàn. Đất chưa sử dụng giảm do khai hoang cải tạo, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Với mục tiêu phát triển kinh tế hướng mạnh sang các ngành công nghiệp - TTCN, dịch vụ và phát triển đô thị, dự kiến trong giai đoạn tới biến động đất đai phân theo mục đích sử dụng sẽ rất lớn; đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở có xu thế tăng lên. Như vậy, việc phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai là vấn đề phải được huyện quan tâm chú ý nhằm tạo khả năng phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi trường và sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

... -

. Tuy nhiên Tam Dương c (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về trữ lượng cụ thể). Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng khai thác có chất lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư các xã trong huyện.

- Tài nguyên rừng: Tính đến 2013 toàn huyện có 1.394,40 ha đất lâm nghiệp. 100% diện tích là rừng sản xuất, huyện không có rừng phòng hộ đầu nguồn vì nằm ở khu vực trung du và một số xã giáp khu vực rừng phòng hộ đã chia tách về thuộc huyện Tam Đảo.

- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện Tam Dương: cát, sỏi có trữ lượng lớn nhưng mới chỉ khai thác thủ công là chủ yếu, chưa có khai thác theo qui mô công nghiệp. Khoáng sản kim loại gồm có quặng đồng, thiếc, sắt rải rác không nhiều và chưa được thăm dò để đánh giá chính xác trữ lượng. Khoáng sản phi kim loại có cao lanh, đất sét đồi với trữ lượng khá lớn có thể khai thác phát triển sản xuất gạch ốp lát cao cấp ở qui mô công nghiệp. Ngoài ra huyện có nguồn tài nguyên than bùn tại khu vực xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan nhưng chưa được khảo sát đánh giá chính xác về trữ lượng khai thác công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dân số trung bình huyện Tam Dương năm 2011 là: 97.008 người, dân số trong độ tuổi lao động: 59.600 người, chiếm 61,43% dân số. Lao động nông nghiệp có 42.316 người chiếm 71% tổng lao động các ngành trong huyện. Mật độ dân số bình quân: 896 người/1km2. Tốc độ tăng tự nhiên: 1,81%

Dân số trung bình huyện Tam Dương năm 2013 là: 101.311 người, dân số trong độ tuổi lao động: 63.316 người, chiếm 62,49% dân số. Lao động nông nghiệp có 36.083 người chiếm 56,99% tổng lao động các ngành trong huyện. Mật độ dân số bình quân: 924 người/1km2. Tốc độ tăng tự nhiên: 2,18% .

So sánh tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động/tổng dân số hàng năm của huyện Tam Dương giai đoạn 2011-2013 đều thấp hơn so với số bình quân chung của toàn tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2011 tỷ lệ người trong độ tuổi lao động/tổng số dân toàn tỉnh Vĩnh Phúc là: 70,9% , năm 2013 là: 65,72%)

-

Nguồn nhân lực của Tam Dương tương đối dồi dào, trình độ dân trí và năng lực tiếp thu kiến thức công nghệ mới còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 là 18.862 chiếm 31,64% so với số người trong độ tuổi lao động, năm 2013 là 24.693 chiếm 39% so với số người trong độ tuổi lao động.

Cơ cấu lao động: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn mới chỉ đạt 70% quỹ thời gian. Cơ hội tìm kiếm việc làm mới cho lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn còn nhiều khó khăn.

Cơ cấu lao động phân bố trong các ngành tính đến 2013 nông nghiệp: 56,99%; công nghiệp 12.52% và dịch vụ: 30.49%

Số lượng lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn thấp do các hoạt động khu vực phi nông nghiệp còn hạn hẹp. Mặt khác, lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các trường Cao đẳng, trường dạy nghề ở Trung ương lại không có nguyện vọng về làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ trên địa bàn huyện Tam Dương.

Số người đến tuổi lao động hàng năm tăng lên nhanh chóng, do số người trong độ tuổi từ 0 - 14 tuổi chuyển sang với tỷ lệ tương đối lớn làm tăng số người cần giải quyết việc làm mới ở huyện hàng năm từ 2.500 - 3.000 người.

- Đặc điểm dân cư - văn hóa xã hội

Tam Dương nói riêng cũng như Vĩnh Phúc nói chung đều là vùng đất cổ, phát triển sớm, có truyền thống lịch sử kiên cường trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước. Từ quê hương Tam Dương đã xuất hiện những người thành đạt ở các thời đại khác nhau và có đóng góp tích cực cho sự hình thành và phát triển của nước Việt Nam.

Tam Dương có nhiều di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hoá Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, có bề dày văn hoá dân gian đặc sắc. Nơi đây là nôi của các loại hình trò chơi nghệ thuật dân gian như đúc bụt Phù Liễn (Đồng Tĩnh), hội xuống đồng (Hoàng Đan), hội vật Long Trì (Đạo Tú). Hiện tại, về mức sống của nhân dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Môi trường văn hóa - xã hội còn mang dấu ấn đậm nét “nửa miền núi, nửa trung du”.

Trong bối cảnh phát triển mới, cư dân trong huyện vừa cố gắng gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề, tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho chính mình và cho toàn cộng đồng. Đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân theo mô hình xây dựng nông thôn mới phù hợp với phát triển kinh tế và điều kiện tự nhiên của vùng trung du Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)