5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được tác giả tiến hành tại tất cả các xã trên địa bàn huyện Tam Dương đảm bảo số lượng mẫu đại diện được cho toàn vùng. Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành chọn địa điểm nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:
Đảm bảo cỡ mẫu về người dân của các xã trên địa bàn huyện Tam Dương Đảm bảo cỡ mẫu các cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương.
Để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương theo kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức lối sống, thái độ trách nhiệm với công việc, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Đối tượng được phỏng vấn là những người dân tại các xã trên địa bàn huyện. Bằng việc sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã được đánh giá qua 3 khía cạnh khác nhau:
- Kỹ năng giải quyết các công việc - Phẩm chất đạo đức lối sống
- Thái độ trách nhiệm với công việc
Sau khi thu thập và xử lý số liệu, tác giả đã lựa chọn ra được 100 phiếu hợp lệ và tiến hành nghiên cứu với 100 mẫu. Ở đây, người dân đánh giá cán bộ, công chức cấp xã theo cơ cấu chức danh cán bộ, công chức gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cán bộ khối Nhà nước: gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Cán bộ khối Đoàn thể: gồm có Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên.
- Công chức chuyên môn: gồm 7 chức danh công chức chuyên môn. Để đánh giá các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, với số lượng phiếu phát ra là 130 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 100 phiếu, tác giả tiến hành xử lý số liệu và nghiên cứu với 100 mẫu điều tra mà tác giả thu thập được. Trong phần này, tác giả cũng sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của tác giả.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
* Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và được tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Tam Dương. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thông qua các phương tiện đại chúng: đài, báo, ti vi, internet… để đảm đảm được tính thời sự của thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc phỏng vấn các đối tượng sau:
- Thứ nhất, về phía người dân địa phương.
- Thứ hai, về phía đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.
Thứ nhất, về phía người dân địa phương
Tác giả tiến hành điều tra 130 người dân địa phương và chọn xác suất 13 xã trên địa bàn huyện Tam Dương. Mỗi xã tác giả chọn ra 10 người để phỏng vấn. Nhằm đánh giá quan điểm của người dân về chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tam Dương.
Thứ hai, về phía đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tác giả tiến hành điều tra 130 cán bộ công chức cấp xã và cũng chọn xác suất tại các xã trên địa bàn huyện Tam Dương. Mỗi xã tác giả chọn ra 10 người để phỏng vấn nhằm đánh giá các nhân tố tác động tới chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.