5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
các nguồn lực, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó chú trọng phát triển đồng đều tại tất cả các xã và đầy đủ các kiến thức từ chuyên môn đến lý luận chính trị. Đây được xem là một trong những trọng tâm của công tác phát triển nhân lực cán bộ trong toàn huyện.
Cùng với việc định hướng công tác nâng cao chất lượng cán bộ thông qua việc học tập, đào tạo chuyên sâu, huyện Tam Dương còn chỉ đạo thực hiện các chính sách về xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thuận lợi. Ban hành các quy định về chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Đây được xem là những ưu tiên rất lớn của huyện đối với cán bộ, công chức cấp xã, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhiệt tình, trách nhiệm và làm việc hiệu quả.
Như vậy, để có thể xây dựng hoàn chỉnh được đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo hướng công chức nhà nước như trong Luật Cán bộ công chức năm 2008 cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và những tình huống thường gặp trong công tác cán bộ.
4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dương huyện Tam Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiện thực hóa quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương, lãnh đạo huyện đã đề ra các định hướng cụ thể cho từng vấn đề.
Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.
Công tác phát triển nhân sự phải bao gồm công tác phát triển về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng. Thể hiện được sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng. Thể hiện rõ nét vai trò của Cấp ủy trong quá trình lựa chọn cán bộ.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương
Quá trình nâng cao chất lượng cán bộ công chức phải theo kịp được sự phát triển không ngừng của thực tiễn công tác điều hành, quản lý nhà nước tại địa phương. Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các vấn đề mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cơ cấu tổ chức, hoạt động chính quyền cũng cần có những sự đổi mới, từ đó mới theo kịp những biến đổi không ngừng của thực tế.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Tam Dương phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm.
Công tác nâng cao đội ngũ cán bộ phải có sự đồng bộ, đồng thời tiến hành nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng con người. Tuy nhiên cần chú trọng công tác nào có thể triển khai trước, công tác nào sẽ có được hiệu quả tốt hơn, để lựa chọn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần thể hiện sự thiết thực, phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của cán bộ và tiền của của Nhà nước. Các lớp đào tạo cần tập trung các cán bộ theo đúng ngành, lĩnh vực công tác trong toàn huyện. Tổ chức học tập tập trung tại trung tâm huyện, để mọi cán bộ đều có khả năng thu xếp phương tiện và đi lại học tập có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã của huyện Tam Dương dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với đặc điểm của huyện
Cơ chế chính sách ưu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện phải được xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện phù hợp để cán bộ công chức yên tâm công tác. Các chính sách phải phù hợp với điều kiện địa lý, khu vực, điều kiện nguồn vốn ngân sách của huyện.